Người lao động đến tìm thông tin học nghề, việc làm tại Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi, năm 2014.

Người lao động đến tìm thông tin học nghề, việc làm tại Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi, năm 2014.

(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) khi trao đổi về công tác giải quyết việc làm trong năm 2014. Trong năm, tình hình lạm phát được kiềm chế, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động với nhiều đơn hàng giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nông dân được mùa, được giá đã thúc đẩy việc làm tại chỗ trên địa bàn.

 

Là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, trong những năm gần đây, Lương Sơn được xác định là huyện công nghiệp, vùng động lực phát triển KT -XH của tỉnh. Huyện có 56.000 người trong độ tuổi lao động, trên 40% lao động qua đào tạo. Vấn đề đặt ra của huyện là số lao động ở khu vực nông thôn cần giải quyết việc làm mới ngày một tăng cao do phải chuyển đối đất canh tác nông nghiệp cho sản xuất công nghiệp. Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp tổ chức thực hiện của các ngành, đoàn thể. Trong năm, huyện đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển KT -XH, xuất khẩu lao động; cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. Theo đó, huyện ước giải quyết việc làm mới cho 2.550 lao động, đạt 102% kế hoạch.

 

Hàng năm, trên cơ sở điều tra cập nhật thông tin về cung - cầu lao động, tỉnh xây dựng kế hoạch về dạy nghề, giải quyết việc làm phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và điều kiện thực tế của địa phương. Ngay từ đầu năm 2014, tỉnh đã ký biên bản ghi nhớ về việc tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp như: Công ty TNHH HNT Vina (KCN Lương Sơn) tuyển được 80 lao động; Công ty TNHH Bandai Việt Nam tuyển trên 60 lao động; Công ty Sankoh Việt Nam - chi nhánh Lạc Sơn tuyển được trên 200 lao động. Để đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động có tay nghề, Công ty CP Du lịch Hoà Bình sau khi tái cơ cấu đã tuyển dụng được 40 lao động kỹ thuật. Công ty TNHH GGS Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) kết hợp với các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hoà Bình mở 4 lớp dạy may với gần 150 học viên tham gia. Sau khi học nghề, các học viên được nhận vào làm việc, nâng tổng số lao động được tuyển dụng mới của Công ty GGS lên 1.100 người. Bên cạnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi toạ đàm, thảo luận tại các trường THPT, huyện đông dân cư giữa thanh niên và doanh nghiệp tuyển dụng với chủ đề “Thanh niên - việc làm - lập nghiệp”. Năm 2014, toàn tỉnh đã tổ chức được 4 Sàn giao dịch việc làm tại các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Sơn. Việc tổ chức sàn giao dịch được đổi mới mở tại các cụm xã thu hút đông đảo người lao động tham gia. Trong đó phải kể đến sàn giao dịch việc làm huyện Tân Lạc được tổ chức tại xã Lỗ Sơn đã thu hút gần 900 lao động và đã tuyển được 164 lao động ngay tại Sàn.

 

Tuy nhiên, đối với tỉnh ta, giải quyết việc làm tại chỗ vẫn là chính, chiếm tới 70% tổng số việc làm mới. Với phương châm “Ly nông bất ly hương”, thông qua các chương trình phát triển KT -XH, KN-KL đã phổ biến, chuyển giao KH -KT cho người lao động ứng dụng vào phát triển sản xuất. Trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động như: Xã Đông Lai (Tân Lạc) phát triển trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh. Huyện Cao Phong phát triển trồng cam, mía giải quyết việc làm cho lao động vùng lân cận...

 

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, năm 2014, theo kế hoạch, tỉnh phấn đấu số lao động có việc làm tăng thêm là 15.600 người. Theo thống kê của ngành LĐ -TB&XH, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm mới cho 15.800 người, đạt 101,3% kế hoạch. Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, vấn đề quan trọng nhất của giải quyết việc làm hướng tới là nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, chất lượng của đội ngũ lao động. Để thực hiện điều này, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động theo hướng thị trường cần. Định hướng cho người lao động học nghề điện, điện tử, cơ khí, may công nghiệp đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lớn. Quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ gắn với định hướng phát triển KT -XH của địa phương...

 

 

 

                                     Hương Lan

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Thấu kính R đóng góp quan trọng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh.
Lựa chọn đúng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh là căn cứ quan trọng để tỉnh ta đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SXHH. Ảnh: Cây chè được đưa vào SXHH tập trung, mang lại thu nhập cao cho nông dân huyện Lạc Thủy.
Su su lấy ngọn vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đã được cấp chứng chỉ VIETGAP về rau đảm bảo an toàn thực phẩm.

Xóa đói - giảm nghèo ở vùng đất khó Yên Thủy

(HBĐT) - Yên Thủy là vùng đất vừa xa, vừa “khó” của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, chiếm xấp xỉ 40%, có hơn 80% dân số là nông dân, sản xuất và cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong khi đó, vùng đất này không được thiên nhiên ưu đãi, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, cùng với đó là hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi còn thấp kém đã ảnh hướng lớn đến sự phát triển KT -XH. Vượt lên những khó khăn khách quan, huyện Yên Thủy cụ thể hóa các nghị quyết thành các chương trình hành động cụ thể đến tận cơ sở để tổ chức thực hiện, tạo được bước tiến khả quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống dân sinh, nhất là ở vùng khó khăn.

Trên 315 tỷ đồng đầu tư Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 kéo dài

(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở KH – ĐT tổ chức hội nghị báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Giảm nghèo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2 khoản vay bổ sung (2015 – 2018).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,05%

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 giảm 0,05% so với tháng trước. Trong số 11 nhóm hàng hóa có 2 nhóm chỉ số giảm, gồm: nhà ở - điện nước - chất đốt – vật liệu xây dựng, giảm 0,18% do tác động giảm giá gas và dầu hỏa; giao thông giảm 3,34% do giá xăng, dầu trong tháng được Nhà nước điều chỉnh. 9 nhóm còn lại có chỉ số ở mức tăng nhẹ.

Tiêu thụ điện năng năm 2014 đạt trên 439,5 triệu KWh

(HBĐT) - Theo Sở Công thương, mức tiêu thụ điện năng toàn tỉnh năm 2014 đạt trên 439,5 triệu KWh, tăng 13% so với năm 2013.

Tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả thị trường Tết Ất Mùi 2015

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Lương Sơn: Thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 90 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Chi cục thuế huyện Lương Sơn, năm 2014, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 90 tỉ đồng, bằng 120% dự toán huyện giao: Trong đó: Thu trong cân đối 86 tỷ đồng, thu ngoài cân đối 4 tỷ đồng. Tổng số nợ thuế trên 67 tỷ đồng, trong đó: Nợ có khả năng thu là 47 tỷ đồng, nợ khó thu 20 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục