Mô hình trồng mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Thượng Bì.

Mô hình trồng mít Thái cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Thượng Bì.

(HBĐT) - Mùa đông giá lạnh nhưng những cây mít trong vườn nhà bà Bùi Thị Ện (xóm Bơ Bờ, xã Thượng Bì, huyện Kim Bôi) vẫn ra quả sai trĩu từ gốc sai lên. Mùi thơm của quả chín tỏa ra khắp vườn. Mỗi kg mít bán tại vườn có giá từ 20.000 - 30.000 đồng. Cây mít đang là một sự lựa chọn mới và khá hiệu quả của nhân dân xã Thượng Bì.

 

Đồng chí Bùi Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Thượng Bì cho biết: Mô hình trồng mít được triển khai thí điểm tại 21 hộ dân xóm Bơ Bờ từ năm 2010 với tổng diện tích 1,3 ha. Mỗi hộ trồng từ 10 - 20 cây. Năm 2012, cây bắt đầu cho quả bói, năm 2013 - 2014 cho thu khá với sản lượng khoảng 10 tấn /ha. Khi cây lớn, sản lượng sẽ tăng lên nhiều. Mít ra quả thành chùm từ dưới gốc, chùm sai. Giống được trồng tại đây là giống mít Thái, vừa ngon, có vị ngọt, thơm, hạt nhỏ, ít xơ, nhiều quả và to, vỏ mỏng, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định.

 

Theo đánh giá của những hộ trồng mít ở xóm Bơ Bờ, đây là loại cây phù hợp với nhiều chất đất, nhất là đất gò đồi. Cây mít Thái dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100 kg quả /năm. Ngoài ra, khi cây mít còn nhỏ, bà con vẫn có thể trồng xen sắn, khoai lang... vào vườn mít để tăng giá trị sử dụng đất.

 

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây mít Thái, bà Bùi Thị Ện, xóm Bơ Bờ cho biết: Mít Thái dễ trồng nhưng phải thường xuyên tưới nước, bón phân, tốt nhất là phân chuồng. Liều lượng hợp lý để hạn chế xơ đen, quả bị nứt. Tuổi thọ của mít Thái ngắn, không quá 10 năm tuổi, vì thế muốn cây phát triển tốt thì không được để rong xanh bám vào cây, thường xuyên kiểm tra cắt tỉa cành và cọ rửa những vết bám vào thân cây. Sau mỗi lần hái quả cắt bỏ bớt cành thừa để giúp quả to và ngọt. Ngoài ra, khi cây ra quả non nên tỉa bỏ những quả đầu cành, chỉ giữ lại những quả ôm thân và gần gốc. Nếu cây còn nhỏ chỉ giữ lại khoảng 10 quả /cây. Khi cây trưởng thành, số quả giữ lại sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, mít Thái trồng càng lâu năm, múi sẽ càng có vị ngọt đậm, thơm ngon hơn mít ta.

 

Sau 4 năm trồng thử nghiệm cho thấy, cây mít Thái phù hợp với điều kiện đất và khí hậu khu vực Thượng Bì (Kim Bôi). Cây ra quả và cho thu hoạch quanh năm với hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn những cây trồng khác trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên hiện nay, bà con Thượng Bì đang còn khá lúng túng khi trên cây mít Thái bắt đầu xuất hiện sâu bệnh, nhất là sâu bệnh làm thối quả gây sụt giảm năng suất. Thực tế này rất cần sự quan tâm, vào cuộc của cơ quan chuyên môn để cây trồng hiệu quả này phát triển ổn định và ngày càng được nhân rộng trên địa bàn xã Thượng Bì nói riêng, huyện Kim Bôi nói chung.

           

 

 

                                                                           Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ảnh: PHAN LINH.
Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh trao giấy chứng nhận cho các HTX điển hình tiên tiến năm 2014.

Trên 1,1 tỷ đồng thực hiện các đề án khuyến công

(HBĐT) - Trung tâm Khuyến công & TVPT Công nghiệp vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Tạo việc làm mới cho 2.550 lao động

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lương Sơn, năm 2014, huyện đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm thông qua các chương trình phát triển KT -XH, xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm mới cho 2.550 lao động, đạt 102% kế hoạch.

Xã Xăm Khòe từng bước giảm nghèo

(HBĐT) - Xăm Khòe là một xã có điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn của huyện Mai Châu với 654 hộ và 2.784 nhân khẩu. Thế nhưng vài năm lại, đây tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm khá mạnh (trung bình mỗi năm giảm gần 10%). Để có được sự chuyển biến vượt bậc này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, xã Xăm Khòe đã biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh để phát triển trồng trọt, chăn nuôi kết hợp với trồng rừng.

Phê duyệt quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(HBĐT) - Ngày 30/12/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện trạng đất lúa toàn tỉnh năm 2013 có 30.725, 60 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 19.961,50 ha; đất trồng lúa một vụ 9.585,73 ha; đất trồng lúa nương 161.36 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đồng trồng 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) là 1.016,96 ha.

Thảm bê tông nhựa QL 6 trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015

(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và dự án cải tạo, nâng cấp QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình được triển khai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư chính thức được khởi công vào ngày 15/7/2014, đặt mục tiêu hoàn thành đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình vào ngày 31/8/2016, QL 6 hoàn thành vào 15/7/2015. Hạng mục cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai - TP Hòa Bình dài 30,3 km), ranh giới điểm đầu km 38 (từ thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội và thị trấn Lương Sơn; điểm cuối đến km 70 + 932, thuộc phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình. Dự án thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III, bảo đảm 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Cầu nối đưa tiến bộ khoa học đến với nông dân

(HBĐT) - Vụ đông năm 2014, 60 hộ nghèo của các xã Chí Đạo, Xuất Hoá, Miền Đồi (Lạc Sơn) đã được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật về trồng cỏ VA06 để phát triển chăn nuôi trâu, bò, cách dự trữ, chế biến thức ăn chăn nuôi do Trạm KNKL phối hợp với Phòng Dân tộc huyện tổ chức. Các hộ tham gia tập huấn còn được hỗ trợ giống cỏ theo Chương trình 135 với 35 triệu đồng /ha, nhờ đó, diện tích trồng cỏ của các xã phát triển lên 3 ha phục vụ chăn nuôi gia súc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục