Liên danh nhà thầu 222 và Công ty CP 222 thảm nhựa đợt 1 khu vực thị trấn Kỳ Sơn.
(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình và dự án cải tạo, nâng cấp QL 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình được triển khai theo hình thức BOT do Tổng Công ty 36 - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư chính thức được khởi công vào ngày 15/7/2014, đặt mục tiêu hoàn thành đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình vào ngày 31/8/2016, QL 6 hoàn thành vào 15/7/2015. Hạng mục cải tạo nâng cấp QL 6 (đoạn Xuân Mai - TP Hòa Bình dài 30,3 km), ranh giới điểm đầu km 38 (từ thị trấn Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội và thị trấn Lương Sơn; điểm cuối đến km 70 + 932, thuộc phường Đồng Tiến - TP Hòa Bình. Dự án thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III, bảo đảm 2 làn xe cơ giới, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Ngay sau khi tiến hành khởi công, chủ đầu tư triển khai các giải pháp huy động nguồn vốn, thành lập BQL dự án, lựa chọn nhà thầu; khảo sát thiết kế theo quy định của Nhà nước và tổ chức thi công. Phó Tổng giám đốc BQL dự án Nguyễn Xuân Thìn cho biết: Tổng công ty 36 đã làm việc với các sở, ngành chức năng và thống nhất với các đơn vị quản lý đường điện, cáp quang, nước, điện thoại tổ chức di dời ra ngoài phạm vi thi công. Các giải pháp thiết kế, tổ chức thi công được giám sát và thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy định hướng dẫn. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng công ty 36 chỉ đạo các nhà thầu huy động tổng lực thi công đồng loạt trên toàn tuyến. Dự án cải tạo, nâng cấp QL 6 có 4 gói thầu với 5 nhà thầu (1 gói thầu liên danh). Hiện mỗi gói thầu đều tổ chức từ 4-5 mũi thi công. Các nhà thầu khẩn trương thi công gia cố, cạp hai bên lề đường, gia cố điểm yếu trên mặt đường, hệ thống thoát nước ngang, dọc, tổ chức thảm nhựa theo kế hoạch Đến nay, cả 4 gói thầu đều đã tổ chức thảm nhựa lớp 1. Liên danh nhà thầu Công ty CP ĐTXD CT 222 và Công ty TNHH Thành Nam đang tập trung thi công gói thầu số 4 km 62- km 70+932 (thị trấn Kỳ Sơn - TP Hòa Bình). Phó GĐ Công ty 222 Vì Văn Sử cho biết: Công ty đã huy động nhân sự, máy móc thiết bị được tập kết trên công trường để điều hành giao thông và tổ chức thi công, hiện đã thảm nhựa đợt 1 trên một số đoạn tuyến tại khu vực thị trấn, phấn đấu hoàn thành cam kết với chủ đầu tư.
Phó Tổng GĐ Công ty 36 Nguyễn Xuân Thìn cho biết thêm: Đây là dự án trọng điểm, phục vụ dân sinh nhằm nâng cao năng lực thông thành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, bảo đảm an toàn giao thông, thúc đẩy KT -XH của TP Hà Nội và của tỉnh Hòa Bình và cải thiện hệ thống GTVT đường bố hướng tây - nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, hướng Hà Nội - Hòa Bình. Yêu cầu tiến độ và chất lượng rất khắt khe. Do vậy Tổng công ty đã xác định trách nhiệm của mình và quyết liệt triển khai, đáp ứng yêu cầu của Bộ GT -VT. Mới đây, thực hiện ý kiến của lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, Tổng Công ty đã làm việc với các đơn vị của Bộ GT -VT, thực hiện điều chỉnh thiết kế mặt đường sẽ nâng từ 8 m lên 9 m, riêng khu vực thị trấn Lương Sơn và Kỳ Sơn là 11 mét mặt đường /12 mét nền đường; đồng thời triển khai một số giải pháp thi công hợp lý như bù công vênh một số đoạn tuyến... Hiện Công ty đang tập trung chỉ đạo nhà thầu tập trung thi công, phấn đấu hoàn thành thảm cơ bản phần mặt đường trước ngày 15/2/2015, đáp ứng yêu cầu đi lại của người và phương tiện trước Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Về công tác bảo đảm an toàn giao thông, Phó Tổng GĐ Nguyễn Xuân Thìn cho biết: Tuyến QL 6 đi qua địa bàn đông dân cư, đường hẹp, lưu lượng xe lớn, theo thiết kế mở rộng sang hai bên từ 0,3-1,5 m, vừa khai thác lại vừa tổ chức thi công nên gặp khá nhiều khó khăn. Công ty đã chỉ đạo các nhà thầu xây dựng đầy đủ cọc tiêu, biển báo, tổ chức giải pháp thi công theo phương án so le, đồng thời bố trí nhân lực 24/24 h để điều hành giao thông. Từ khi thi công 8/2014 đến nay, chưa để xảy ra ùn tắc giao thông trên toàn tuyến thi công. Về địa điểm đặt trạm thu phí xây dựng tại km 38+390 khu vực xã Hòa Sơn, Lương Sơn giáp ranh với địa phận Hà Nội. Đối với đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, Tổng công ty 36 đang làm việc với các sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức bàn giao hồ sơ, mặt bằng, chuẩn bị điều kiện cần thiết thi công một số vị trí trước Tết Nguyên đán 2015.
Lê Chung
(HBĐT) - Trong năm 2014, huyện Lương Sơn có 8 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 6.374 tỷ đồng, nâng tổng dự án trên địa bàn huyện được cấp giấy chứng nhận đầu tư lên 156 dự án.
(HBĐT) - Qua phản ánh của một số địa phương và cơ quan báo chí về những bất cập sau khi Công văn số 17526/BTC-TCT ngày 1/12/2014 được ban hành để triển khai thực hiện một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Theo đó, dư luận cho rằng, việc hướng dẫn thi hành quy định tính mức thuế khoán ổn định cho năm 2015 cho các hộ kinh doanh cá thể được thực hiện từ ngày 1/1/2015 đã gây khó khăn cho người dân trong việc kinh doanh và nộp thuế.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 12 chúng tôi về Lạc Thuỷ đúng vào dịp mùa cam Canh chín rộ. Đến những vườn cam ở Liên Hòa, Phú Thành, Lạc Long, Hưng Thi mọi người đều trầm trồ khi được ngắm nhìn những chùm quả sai trĩu, vàng óng, căng mọng. Những chủ vườn đều tỏ ra mãn nguyện vì vụ cam năm nay vừa được mùa, được giá.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Năm 2014, huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và đang phấn đấu đạt được các tiêu chí của đô thị loại IV, tiến tới xây dựng thành thị xã Lương Sơn. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Dậu, TUV, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn xung quanh vấn đề này.
(HBĐT) - Từ ngã ba Ênh, con đường nhựa phẳng lỳ đưa chúng tôi lên với cụm xã vùng cao Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa của huyện Đà Bắc. Trước đây, đường lên cụm 3 xã này là đường đất dốc với nhiều ổ voi hoặc đá hộc, đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Có đường mới, cuộc sống bà con nơi đây đã sang trang với nhiều đổi thay, từ những sườn đồi ngút ngàn mía tím, quả đồi xanh mướt chè Shan tuyết cho đến những trường học, trạm y tế xã đã được xây dựng khang trang.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) khi trao đổi về công tác giải quyết việc làm trong năm 2014. Trong năm, tình hình lạm phát được kiềm chế, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động với nhiều đơn hàng giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nông dân được mùa, được giá đã thúc đẩy việc làm tại chỗ trên địa bàn.