(HBĐT) - Ngày 30/12/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2296/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện trạng đất lúa toàn tỉnh năm 2013 có 30.725, 60 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước là 19.961,50 ha; đất trồng lúa một vụ 9.585,73 ha; đất trồng lúa nương 161.36 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đồng trồng 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) là 1.016,96 ha.
Quy hoạch sử dụng đất lúa tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ diện tích sản xuất lúa ổn định cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực và làm cơ sở đối với sử dụng đất trong việc phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng đến đến an ninh lương thực và việc làm, đời sống của nông dân trên địa bàn từng xã, huyện. Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất lúa toàn tỉnh là 27.150 ha. Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước 18.309,57 ha; đất trồng lúa nước còn lại 8.204,11 ha; đất trồng lúa nương 141,68 ha; đất trồng lúa không ổn định (đất trồng lúa và sử dụng vào mục đích khác; đất trồng lúa 1 lúa + trồng màu, nuôi cá /năm hoặc năm trồng lúa, năm trồng màu, nuôi cá) 494,64 ha.
Theo tính toán sau năm 2020, dân số Việt
Linh Ngọc
(VP UBND tỉnh)
(HBĐT) - Năm 2014, tỉnh ta thực hiện tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) ước đạt 2.161 tỷ đồng, bằng 127% dự toán Chính phủ giao, bằng 103% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh. So sánh với thực hiện năm 2013, theo Cục Thuế tỉnh có 10/13 khoản tăng thu như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 50%; DNNN T.Ư tăng 17%; thu phí, lệ phí tăng 42%; thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh tăng 8%; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tăng 5%; DNNN địa phương, thuế thu nhập cá nhân, thu khác ngân sách, lệ phí trước bạ, thu cố định tại xã tăng từ 1 - 2%. Còn lại 3/13 khoản giảm thu là thu tiền sử dụng đất giảm 53%; thuế BVMT giảm 26%; thu tiền cho thuê đất, mặt nước giảm 23%.
(HBĐT) - Trong năm 2014, huyện Lương Sơn có 8 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 6.374 tỷ đồng, nâng tổng dự án trên địa bàn huyện được cấp giấy chứng nhận đầu tư lên 156 dự án.
(HBĐT) - Qua phản ánh của một số địa phương và cơ quan báo chí về những bất cập sau khi Công văn số 17526/BTC-TCT ngày 1/12/2014 được ban hành để triển khai thực hiện một số nội dung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế. Theo đó, dư luận cho rằng, việc hướng dẫn thi hành quy định tính mức thuế khoán ổn định cho năm 2015 cho các hộ kinh doanh cá thể được thực hiện từ ngày 1/1/2015 đã gây khó khăn cho người dân trong việc kinh doanh và nộp thuế.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 12 chúng tôi về Lạc Thuỷ đúng vào dịp mùa cam Canh chín rộ. Đến những vườn cam ở Liên Hòa, Phú Thành, Lạc Long, Hưng Thi mọi người đều trầm trồ khi được ngắm nhìn những chùm quả sai trĩu, vàng óng, căng mọng. Những chủ vườn đều tỏ ra mãn nguyện vì vụ cam năm nay vừa được mùa, được giá.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Năm 2014, huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và đang phấn đấu đạt được các tiêu chí của đô thị loại IV, tiến tới xây dựng thành thị xã Lương Sơn. Để hiểu rõ hơn những kết quả đạt được, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Dậu, TUV, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn xung quanh vấn đề này.
(HBĐT) - Từ ngã ba Ênh, con đường nhựa phẳng lỳ đưa chúng tôi lên với cụm xã vùng cao Trung Thành, Đoàn Kết, Yên Hòa của huyện Đà Bắc. Trước đây, đường lên cụm 3 xã này là đường đất dốc với nhiều ổ voi hoặc đá hộc, đi lại rất khó khăn, nguy hiểm. Có đường mới, cuộc sống bà con nơi đây đã sang trang với nhiều đổi thay, từ những sườn đồi ngút ngàn mía tím, quả đồi xanh mướt chè Shan tuyết cho đến những trường học, trạm y tế xã đã được xây dựng khang trang.