Cán bộ Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) thẩm định hồ sơ của đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động.

Cán bộ Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) thẩm định hồ sơ của đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động.

(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Những năm trước đây, do tình hình khủng hoảng kinh tế chung, các nước tiếp nhận lao động xuất khẩu giảm xuống. Một số nước xảy ra chiến tranh cùng thông tin một số thị trường không có uy tín gây ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động, dẫn đến thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) bị trầm lắng một thời gian. Năm 2014, công tác XKLĐ đã có nhiều khởi sắc.

 

Xác định XKLĐ là giải pháp có hiệu qủa để xoá đói - giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động địa bàn còn khó khăn như tỉnh ta. Trong năm, ngành LĐ -TB&XH đã đổi mới cách làm để đẩy mạnh công tác XKLĐ. Ngoài lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín, cán bộ phòng chức năng cùng với doanh nghiệp tuyển dụng đã xuống huyện, xã để tiếp xúc, tư vấn và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Sở làm thí điểm ở một số xã của huyện Lạc Sơn, Yên Thuỷ, doanh nghiệp tuyển dụng cho người lao động vay vốn đi XKLĐ  Cùng với đó, nền kinh tế dần phục hồi, thị trường XKLĐ khôi phục ổn định, người lao động tin tưởng hơn khi tham gia các chương trình lao động ở nước ngoài.

 

Năm 2014, ngoài các thị trường truyền thống như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, tỉnh đã phát triển thêm thị trường các nước Đông Âu, Trung Đông, Nhật Bản và Lào. Trong đó phải kể đến thị trường mới nổi là Lào với ưu thế thuộc các nước Đông Nam Á có khoảng cách địa lý không xa, phong tục, tập quán khá tương đồng với Việt Nam. Với thu nhập bình quân 12 triệu đồng /người/tháng, người lao động khi đi XKLĐ ở thị trường Lào sẽ được nuôi ăn, ở và trả lương qua tài khoản về gia đình. Đơn vị tuyển dụng là Công ty CM Việt Nam trúng thầu xây dựng thuỷ điện ở nước bạn Lào nên cần tới hàng ngàn lao động phục vụ công trình. Đây cũng là thị trường không đòi hỏi người lao động có trình độ cao, phù hợp với nhiều lao động nông thôn. Trong năm 2014, Sở LĐ -TB&XH đã giới thiệu gần 24 doanh nghiệp XKLĐ đến các địa bàn trong tỉnh để tuyển chọn lao động. Riêng tại địa bàn TPHB, huyện Kỳ Sơn, Phòng LĐ -TB&XH đã tổ chức đưa doanh nghiệp xuống tận cụm xã giao lưu, tư vấn và giải đáp những thắc mắc của người lao động. Kết quả, năm 2014 đã có 316 lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ năm 2013, vượt 5,3% so với kế hoạch năm. Trong đó, thị trường Đài Loan 56 lao động, Malaysia 145 lao động, Hàn Quốc 29 lao động, Lào 47 lao động, Nhật Bản 6 lao động, còn lại là các thị trường khác.

 

Tuy nhiên, theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, bên cạnh những tín hiệu vui trong năm vừa qua, XKLĐ cả nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng còn gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Nhận thức và trình độ của đa số người lao động còn hạn chế nên khó có thể XKLĐ ở các thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Đức, Cộng hoà Séc. Hiện nay, tại các địa phương trong tỉnh, tình hình lao động trái phép ở Trung Quốc, Thái Lan vẫn còn phổ biến. Theo số liệu thống kê của các huyện, thành phố, toàn tỉnh có gần 2.000 lao đông đang cư trú và làm việc bất hợp pháp ở 2 nước trên. Bên cạnh đó là thực trạng người lao động quá hạn hợp đồng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Đến thời điểm này, Sở LĐ -TB&XH chưa giới thiệu bất kỳ doanh nghiệp nào tuyển dụng đi xuất khẩu ở Trung Quốc và Thái Lan. Người lao động làm việc và cư trú bất hợp pháp ở 2 nước này là vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước bạn, nguy cơ rủi ro rất cao. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hơn nữa công tác XKLĐ, góp phần tích cực xoá đói - giảm nghèo cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về hoạt động XKLĐ. Giúp người dân nâng cao nhận thức, nắm rõ thông tin về thị trường lao động ngoài nước, số doanh nghiệp có đủ pháp nhân và được phép tuyển dụng lao động xuất khẩu hoạt động trên địa bàn tỉnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ và phòng tránh thiệt hại cho người lao động. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết xã, phường, thị trấn với các doanh nghiệp XKLĐ quan tâm tuyển chọn, cung ứng nguồn lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính cho thu nhập cao. Đề xuất Nhà nước nâng mức cho vay đối với người có nhu cầu XKLĐ. Ngành chức năng sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước về XKLĐ, lựa chọn các doanh nghiệp có uy tín và có những đơn hàng phù hợp với tay nghề, năng lực của người lao động trong tỉnh.

 

 

                                                               

                                                                          Hương Lan

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
Không có hình ảnh

Phấn đấu 15% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2015

(HBĐT) - Ngày 5/2, Ban Chỉ đạo 800 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2014 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh chủ trì hội nghị.

Cụ Sỉnh hiến đất làm đường dân sinh

(HBĐT) - Chúng tôi xúc động và cảm phục khi được nghe ông Vũ Đình Huệ, Chi hội trưởng Chi hội NCT tổ 26, phường Chăm Mát (TPHB) kể về cụ bà Nguyễn Thị Sỉnh là hội viên mẫu mực của chi hội. Tuy tuổi cao, sức yếu, kinh tế gia đình còn khó khăn, cụ vẫn hăng hái tham gia sinh hoạt và các hoạt động chung của chi hội. Hàng năm, cụ được chi hội bình bầu “Tuổi cao gương sáng”. Mới đây, cụ Sỉnh đã hiến hơn 300 m2 đất vườn cho tổ làm đường dân sinh.

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung

(HBĐT) - Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn trâu, bò của tỉnh đến thời điểm cuối năm 2014 có trên 163.000 con, 335.315 con lợn, gần 3,8 triệu con gia cầm, 29.303 con dê và gần 132.000 con chó. Trong 2 năm 2013 - 2014, các bước phát triển thương hiệu gà đồi Hòa Bình đã triển khai tại huyện Lạc Thủy với 8.000 con, mở rộng mô hình trên địa bàn huyện Lương Sơn với 1.000 con. Dự án Jica Nhật Bản, Viện Chăn nuôi quốc gia, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục khảo sát vùng chăn nuôi giống lợn bản địa tại huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình để tiến hành dự án bảo tồn nguồn gen.

Xác định hướng đi cụ thể tạo sức bật phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, địa phương, năm 2014, huyện Tân Lạc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,3%, các vấn đề về lao động, việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, theo đánh giá của đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện, kết quả này chưa tương xứng, cần sớm tìm ra hướng đi, cách làm cụ thể để tạo sức bật mới phát triển kinh tế trong năm 2015.

Thành lập Khu công nghiệp Mông Hóa

(HBĐT) - Ngày 27/1/ 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 138/QĐ-UBND về việc thành lập Khu Công nghiệp Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục