Gia đình ông Trần Văn Pháo, xã Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển mô hình trồng bưởi theo định hướng sản xuất hàng hóa của huyện.

Gia đình ông Trần Văn Pháo, xã Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển mô hình trồng bưởi theo định hướng sản xuất hàng hóa của huyện.

(HBĐT) - Trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, địa phương, năm 2014, huyện Tân Lạc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; thu nhập bình quân đạt 23 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 17,3%, các vấn đề về lao động, việc làm, an sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, theo đánh giá của đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện, kết quả này chưa tương xứng, cần sớm tìm ra hướng đi, cách làm cụ thể để tạo sức bật mới phát triển kinh tế trong năm 2015.

 

Phần chưa tương xứng đó được đồng chí Chủ tịch UBND huyện chỉ rõ là do thói quen, tập quán sản xuất của một bộ phận nhân dân chậm thay đổi, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra thương hiệu sản phẩm hàng hóa của địa phương. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông mặc dù đã được đầu tư, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT -XH của huyện. Chính quyền cấp xã (ở một số xã) chưa thực sự năng động, chủ động đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương để thúc đẩy kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, một số cơ quan chuyên môn chưa bám sát vào các chỉ tiêu, kế hoạch được giao để tham mưu cho UBND huyện trong chỉ đạo, điều hành...

 

 Xác định rõ những mặt hạn chế, đồng thời nghiên cứu kỹ dự báo tình hình phát triển kinh tế của địa phương trong năm 2015, UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng kế hoạch hành động cùng với những giải pháp cụ thể để tạo sức bật cho nền kinh tế của huyện là: tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, ngày 10/7/2013 của BCH Đảng bộ huyện về sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013-2020, Nghị quyết số 12, ngày 18/4/2014 của BTV Huyện ủy về đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất lúa kém hiệu quả của huyện (giai đoạn 2014-2020). Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Quy hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, phát triển cây mía tím ở vùng thượng, rau su su, tỏi, quýt ở vùng cao. Trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh ở vùng thấp gắn với phát triển thu hút đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến và tìm kiếm mở rộng thị trường tạo nền tảng xây dựng thương hiệu tỏi, rau su su, bưởi, quýt Tân Lạc. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để từng bước cơ giới, hiện đại hóa và áp dụng tiến bộ KH -KT rộng rãi trong nông nghiệp, nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả. Đồng thời quản lý, đầu tư, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản trên diện tích ao, hồ hiện có, đẩy mạnh khai thác, nuôi và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ sông Đà. Triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, chú trọng trồng cây bản địa để tăng hiệu quả kinh tế rừng, tăng thu nhập từ rừng. Tăng cường thanh, kiểm tra việc buôn bán các loại giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, BVTV.

 

Trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ: tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thành lập lại cụm công nghiệp Đông Lai - Thanh Hối, trên cơ sở đó định hướng, quy hoạch phát triển ngành nghề, kêu gọi và thu hút đầu tư từng lĩnh vực cụ thể trong CCN. Thành lập Trung tâm phát triển CCN Tân Lạc, đưa quản lý phát triển CN -TTCN theo hướng chuyên sâu. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở sản xuất, DN, HTX, khai thác tối đa năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường để SX, tiêu thụ tốt các ngành nghề mà huyện có lợi thế. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, hỗ trợ đào tạo nghề để nâng cao tay nghề cho người lao động. Mở rộng liên doanh liên kết giữa các nhà đầu tư để tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn các chương trình, dự án, nguồn ngân sách đầu tư xây dựng mới, kết hợp với cải tạo các công trình điện, đường, trường, trạm, giao thông thủy lợi gắn với xây dựng NTM. Tập trung chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ mà huyện có thế mạnh. Đầu tư, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch, triển khai một số dự án du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn với danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các DN tư nhân đầu tư phát triển du lịch.

 

Những giải pháp căn bản này đã được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và đại biểu HĐND huyện để đi đến sự thống nhất, quyết tâm tạo sức bật cho nền kinh tế của huyện Tân Lạc trong năm 2015 với những chỉ tiêu cơ bản: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,8%; thu nhập bình quân đạt 25, 9 triệu đồng/người/năm; tạo việc làm mới cho 1.500 người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14%.

 

 

 

 

                                                                     Thúy Hằng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Từ vốn vay NHCSXH, nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) tập trung sản xuất từng bước giảm nghèo bền vững.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đón nhận nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”

(HBĐT) - Sở KH & CN vừa phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo quản lý nhãn hiệu tập thể và đón nhận nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”.

Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân càng có chiều hướng tăng cao. Các doanh nghiệp vận tải khách trên địa bàn tỉnh đã triển khai phương án nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh vận tải thông suốt, phục vụ tốt nhất nhu cầu của bà con trên tất cả các tuyến trong, ngoài tỉnh.

Đón xuân trên vùng đất mới

(HBĐT) - Sau gần 5 tháng chuyển đến ở khu tái định cư Đồng Mai tại thôn Rộc Iểng, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), 50 hộ dân của 2 xã Phúc Sạn, Tân Mai (Mai Châu) tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các hộ dân cũng dần quen, bắt kịp với nhịp sống mới nơi đây và đang chuẩn bị đón Tết đầu tiên trên vùng đất mới.

Nối dài những con đường giao thông nông thôn vùng khó khăn

(HBĐT) - Đời sống của nhân dân các dân tộc xã đặc biệt khó khăn Xuân Phong (Cao Phong) có sự thay đổi rõ rệt kể từ khi hạ tầng giao thông nông thôn liên xóm, xã được mở mới, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH ở địa bàn.

Thoát nghèo nhờ nuôi dê núi

(HBĐT) - “Tết năm nay, gia đình tôi chỉ cần bán 1 hoặc 2 con dê là có đủ tiền để mua sắm, chẳng phải lo đứt bữa như cách đây 5 năm trước nữa”. Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) - người cách đây 7 năm đã quyết định rời làng lên núi lập nghiệp và “cái duyên” với con dê núi đã giúp gia đình ông thoát nghèo.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trong 4 năm được 32.330 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ năm 2011-2014, tỉnh đã huy động vốn đầu tư toàn xã hội được 32.330 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN 14.220 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn tin dụng đầu tư phát triển của Nhà nước).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục