Trại chăn nuôi gà đẻ trứng xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) vừa đi vào hoạt động trong năm 2014, cung ứng ra thị trường khoảng 8 triệu quả trứng thương phẩm.

Trại chăn nuôi gà đẻ trứng xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) vừa đi vào hoạt động trong năm 2014, cung ứng ra thị trường khoảng 8 triệu quả trứng thương phẩm.

(HBĐT) - Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn trâu, bò của tỉnh đến thời điểm cuối năm 2014 có trên 163.000 con, 335.315 con lợn, gần 3,8 triệu con gia cầm, 29.303 con dê và gần 132.000 con chó. Trong 2 năm 2013 - 2014, các bước phát triển thương hiệu gà đồi Hòa Bình đã triển khai tại huyện Lạc Thủy với 8.000 con, mở rộng mô hình trên địa bàn huyện Lương Sơn với 1.000 con. Dự án Jica Nhật Bản, Viện Chăn nuôi quốc gia, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục khảo sát vùng chăn nuôi giống lợn bản địa tại huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình để tiến hành dự án bảo tồn nguồn gen.

 

Cùng với đó, nhiều gia trại, nông hộ đã triển khai chăn nuôi lợn bản địa, gà thả vườn, tập trung ở vùng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh gồm: Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc, Lương Sơn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đàn lợn bản địa của tỉnh tập trung chủ yếu ở các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu. Một số hộ điển hình chăn nuôi lợn bản địa quy mô gia trại như ông Trần Viết Ngân ở xóm Chu, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) có trên 30 con nái, cung cấp ra thị trường 200 con lợn giống /năm; ông Khương Đức Thụ  ở xóm Sèo, xã Cao Sơn (Đà Bắc) với 20 lợn giống bản địa bố, mẹ, cung cấp trên 100 con lợn giống /năm.  

Đánh dấu bước chuyển không ngừng trong hệ thống chăn nuôi trang trại, đến nay, toàn tỉnh có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô 3.000 - 10.000 con/chuồng/ lứa, sản xuất khoảng 2, 1 triệu con xuất chuồng/ năm; lượng sản phẩm thịt hơi khoảng 5.770 tấn; 1 trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm quy mô 120.000 con/năm sản xuất trên 8 triệu quả trứng. Ngoài ra có 4 trại gà giống gồm: 1 trại của Công ty gà giống Hòa Bình, xã Tân Thành (Lương Sơn) quy mô 60.000 con, cung cấp 6 triệu con gà giống/năm; 1 trại gà giống của Công ty CP NCK tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) quy mô 10.000 con, cung cấp 1 triệu con gà giống /năm; 2 trại gà giống của Công ty chăn nuôi CP với 1 trại ở huyện Lương Sơn quy mô 13.000 con gà giống bố mẹ, cung cấp 2,5 triệu quả trứng giống và trại gà giống Yên Thủy quy mô 100.000 con, cung cấp 9, 6 triệu quả trứng giống/năm.  

Về chăn nuôi lợn, có 17 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô 300 - 3.000 con, cung cấp khoảng 150.000 con lợn giống, 19.100 con lợn hậu bị /năm. Bên cạnh đó còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ, vừa chuyên về một số con đặc sản như lợn bản địa, don, nhím...  

Đồng chí Trần Tiến Trường, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh đánh giá: Năm 2014, tình hình chăn nuôi trên địa bàn được quan tâm phát triển, sức tiêu thụ những tháng gần đây đã phục hồi cộng với giá các loại sản phẩm chăn nuôi giữ mức ổn định giúp người chăn nuôi yên tâm đầu tư vào sản xuất và tái đàn. Đặc biệt, mục tiêu phát triển chăn nuôi đã đạt được kết quả đáng khích lệ, ngành chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng, nhiều trang trại đi vào hoạt động giúp thúc đẩy chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, phát huy thế mạnh vốn có. Năm 2014, tổng giá trị chăn nuôi tăng 6,7% so với năm 2013, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chiếm 35%, vượt so với chỉ tiêu kế hoạch thực hiện năm.  

 

                                                                        Bùi Minh

 

Các tin khác

Gia đình ông Trần Văn Pháo, xã Mãn Đức (Tân Lạc) phát triển mô hình trồng bưởi theo định hướng sản xuất hàng hóa của huyện.
Không có hình ảnh
Từ vốn vay NHCSXH, nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) tập trung sản xuất từng bước giảm nghèo bền vững.
Không có hình ảnh

Công nhận xã Dũng Phong đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 26/1/2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ký Quyết định số 116/QĐ-UBND về việc công nhận xã Dũng Phong, huyện Cao phong đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2014.

Đón nhận nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”

(HBĐT) - Sở KH & CN vừa phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Hội thảo quản lý nhãn hiệu tập thể và đón nhận nhãn hiệu tập thể “Hạt dổi Lạc Sơn”.

Đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân càng có chiều hướng tăng cao. Các doanh nghiệp vận tải khách trên địa bàn tỉnh đã triển khai phương án nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh vận tải thông suốt, phục vụ tốt nhất nhu cầu của bà con trên tất cả các tuyến trong, ngoài tỉnh.

Đón xuân trên vùng đất mới

(HBĐT) - Sau gần 5 tháng chuyển đến ở khu tái định cư Đồng Mai tại thôn Rộc Iểng, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), 50 hộ dân của 2 xã Phúc Sạn, Tân Mai (Mai Châu) tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các hộ dân cũng dần quen, bắt kịp với nhịp sống mới nơi đây và đang chuẩn bị đón Tết đầu tiên trên vùng đất mới.

Nối dài những con đường giao thông nông thôn vùng khó khăn

(HBĐT) - Đời sống của nhân dân các dân tộc xã đặc biệt khó khăn Xuân Phong (Cao Phong) có sự thay đổi rõ rệt kể từ khi hạ tầng giao thông nông thôn liên xóm, xã được mở mới, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH ở địa bàn.

Thoát nghèo nhờ nuôi dê núi

(HBĐT) - “Tết năm nay, gia đình tôi chỉ cần bán 1 hoặc 2 con dê là có đủ tiền để mua sắm, chẳng phải lo đứt bữa như cách đây 5 năm trước nữa”. Đó là chia sẻ của ông Bùi Văn Xộn, xóm Đá I, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) - người cách đây 7 năm đã quyết định rời làng lên núi lập nghiệp và “cái duyên” với con dê núi đã giúp gia đình ông thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục