Nhờ nguồn lực từ Dự án giảm nghèo, xã Đồng Chum (Đà Bắc) có điều kiện mở rộng diện tích trồng gừng, đem lại hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.

Nhờ nguồn lực từ Dự án giảm nghèo, xã Đồng Chum (Đà Bắc) có điều kiện mở rộng diện tích trồng gừng, đem lại hướng phát triển kinh tế mới cho người dân.

(HBĐT) - Trong những năm qua, tỉnh ta đã dành nhiều nguồn lực đầu tư mạnh vào các chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển KT -XH. Nhiều chương trình, dự án tập trung vào vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng dân cư. Nguồn lực từ Dự án giảm nghèo của tỉnh là một ví dụ điển hình.

 

Những ngày cuối năm, người dân xã Đồng Chum,  một xã đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc khá tất bật với nguồn thu hoạch mới. Dưới những tán rừng, nhiều người dân miệt mài thu hoạch củ gừng đem bán cho doanh nghiệp. Năm nay, được sự hỗ trợ từ dự án giảm nghèo của tỉnh, hàng trăm hộ dân xã Đồng Chum có điều kiện mở rộng sản xuất, triển khai trồng gừng. Nhờ thu nhập đáng kể từ cây gừng, bước đầu, người dân nơi đây đã nhận ra hướng đi mới phát triển kinh tế một cách thuyết phục. 

 

Đồng chí Lường Văn Họt, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đồng Chum cho biết, ngay như gia đình mình bước đầu mới trồng gần 2.000 m2 gừng, sau khi thu hoạch cũng được vài tạ. Hiện nay, mỗi kg gừng được doanh nghiệp đến thu mua tận nơi có giá khoảng 5.500 đồng, tính ra thu nhập năm đầu cũng gấp đôi so với cây ngô có cùng diện tích. Nếu năm tới, người dân quan tâm đến kỹ thuật hơn chắc sản lượng và giá trị cây gừng sẽ cao hơn nhiều. Cũng theo đồng chí Lường Văn Họt, nhờ cây gừng mới được triển khai trồng rộng rãi trên địa bàn nên năm vừa qua cuộc sống của người dân Đồng Chum ngày càng khởi sắc. 

 

Được biết, đầu năm 2014 cũng như nhiều năm trước đây, dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của tỉnh đã tập trung đầu tư cho nhân dân xã Đồng Chum mở rộng diện tích trồng gừng xuất khẩu. Thay vì như trước đây người dân trồng gừng khi thu hoạch thì phải bán cho tư thương, giá cả nhiều khi bị ép nên thu nhập không bao nhiêu. Giờ đây, việc trồng gừng đã có dự án giảm nghèo phối hợp với doanh nghiệp trực tiếp cung cấp giống cũng như thu mua sản phẩm. Năm đầu triển khai theo mô hình trồng gừng liên kết, ngoài tăng thêm được diện tích, thu nhập của người dấn bước đầu đã mang tính bền vững.

 

Theo đồng chí Bùi  Minh Tráng, Trưởng ban Quản lý Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của tỉnh, Dự án đã thực hiện ở xã Đồng Chum với diện tích canh tác 41,5 ha, 264 hộ tham gia. Đây là hoạt động liên kết giữa các nhóm cùng sở thích trồng gừng và Công ty TNHH đầu tư Dragon Việt Nam, đối tác cung cấp giống, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng ký kết. Cây gừng ở xã Đồng Chum được đánh giá khá phù hợp với điều kiện tự nhiên nên nếu người dân trồng gừng đúng như kỹ thuật, thu hoạch đạt gần 30 tấn /ha. Rõ ràng, đây là hướng đi mới giúp người dân xã Đồng Chum nói riêng và nhiều xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Chính vì vậy, dự án giảm nghèo đã tập trung khá nhiều nguồn lực hỗ trợ cho phát triển cây gừng trên địa bàn xã Đồng Chum nói riêng và một số địa bàn khó khăn khác nói chung trong tỉnh.

 

Trong những năm qua, Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 tỉnh Hòa Bình còn thực hiện đầu tư trên nhiều lĩnh vực thuộc địa bàn 42 xã của 5 huyện Mai Châu, Đà Bắc, Yên Thủy, Tân Lạc và Lạc Sơn với tổng mức đầu tư trên 536 tỷ đồng. Tính từ khi triển khai dự án đến cuối năm 2014, Dự án đã thực hiện hoàn thành 51 công trình giao thông với tổng chiều dài 50 km và khoảng 20.000 người dân được hưởng lợi; 49 công trình thủy lợi nhằm góp phần ổn định nước tưới cho diện tích khoảng 600ha và 7 công trình nước sinh hoạt cung cấp nước hợp vệ sinh cho khoảng hơn 12.000 người... Ngoài ra, Dự án còn đẩy mạnh đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh cho người dân. Tính đến nay, Dự án đã triển khai thực hiện 15 hoạt động liên kết thị trường trên địa bàn 5 huyện, giúp cho người dân vùng sâu,  xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

 

Một tin vui cho người dân vùng khó khăn, sắp tới đây, Dự án giảm nghèo trong giai đoạn tới tiếp tục được triển khai đầu tư với tổng kinh phí dự kiến trên 315 tỷ đồng. Dự án sẽ được triển khai tại các xã đặc biệt khó khăn của các huyện Đà Bắc, Yên Thủy, Mai Châu, Lạc Sơn và Tân Lạc. Theo như lãnh đạo Sở KH & ĐT, trong giai đoạn tới, dự án sẽ được triển khai với phương châm luôn tuân thủ yêu cầu về công khai, minh bạch và khách quan. Qua đó nhằm tiếp tục nâng cao mức sống của người hưởng lợi vùng dự án, cải thiện và tiếp cận cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời, tăng cường năng lực thể chế chính quyền cơ sở và năng lực sản xuất của cộng đồng địa phương, góp phần hỗ trợ tỉnh và các huyện thực hiện dự án đạt được mục tiêu chung của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững từng giai đoạn...           

 

 

 

                                                                      Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Đông đảo khách hàng giao dịch tại Ngân hàng Agribank - chi nhánh Hòa Bình.
Cán bộ Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) thẩm định hồ sơ của đơn vị tuyển dụng xuất khẩu lao động.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giảm nghèo bền vững. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng BCĐ T.Ư về giảm nghèo bền vững; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên toàn quốc. Tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; thành viên BCĐ giảm nghèo tỉnh, các sở, ngành và địa phương liên quan.

Thí điểm xây dựng mô hình trồng cây mắc ca ở Tây Bắc

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến về việc xây dựng mô hình phát triển cây mắc ca ở vùng Tây Bắc. Theo đó, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo Công ty CP xuất - nhập khẩu nông - lâm sản chế biến và các tỉnh Tây Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình trồng cây mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo quy định tại Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ đánh giá để phát triển rộng cho toàn vùng Tây Bắc.

Phấn đấu 15% số xã đạt chuẩn NTM vào năm 2015

(HBĐT) - Ngày 5/2, Ban Chỉ đạo 800 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2014 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Chương trình xây dựng NTM tỉnh chủ trì hội nghị.

Cụ Sỉnh hiến đất làm đường dân sinh

(HBĐT) - Chúng tôi xúc động và cảm phục khi được nghe ông Vũ Đình Huệ, Chi hội trưởng Chi hội NCT tổ 26, phường Chăm Mát (TPHB) kể về cụ bà Nguyễn Thị Sỉnh là hội viên mẫu mực của chi hội. Tuy tuổi cao, sức yếu, kinh tế gia đình còn khó khăn, cụ vẫn hăng hái tham gia sinh hoạt và các hoạt động chung của chi hội. Hàng năm, cụ được chi hội bình bầu “Tuổi cao gương sáng”. Mới đây, cụ Sỉnh đã hiến hơn 300 m2 đất vườn cho tổ làm đường dân sinh.

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung

(HBĐT) - Theo số liệu của Cục Thống kê, tổng đàn trâu, bò của tỉnh đến thời điểm cuối năm 2014 có trên 163.000 con, 335.315 con lợn, gần 3,8 triệu con gia cầm, 29.303 con dê và gần 132.000 con chó. Trong 2 năm 2013 - 2014, các bước phát triển thương hiệu gà đồi Hòa Bình đã triển khai tại huyện Lạc Thủy với 8.000 con, mở rộng mô hình trên địa bàn huyện Lương Sơn với 1.000 con. Dự án Jica Nhật Bản, Viện Chăn nuôi quốc gia, Chi cục Thú y tỉnh tiếp tục khảo sát vùng chăn nuôi giống lợn bản địa tại huyện Đà Bắc và thành phố Hòa Bình để tiến hành dự án bảo tồn nguồn gen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục