(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, anh thanh niên dân tộc Tày Vi Ngọc Tiến, trú tại thôn Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) luôn trăn trở: Làm sao để thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương?

 

Với lòng quyết tâm, ham học hỏi và chịu khó, sau 3 năm đi chăn dê thuê, anh Tiến nhận thấy: Đất đai, đồi núi quê hương rộng, dê là loài vật dễ nuôi, cách chăm sóc đơn giản lại cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2003, vay mượn bạn bè và người thân được 3 triệu đồng cùng số tiền ít ỏi dành dụm được, anh Tiến đầu tư mua 2 dê mẹ về nuôi. Với kinh nghiệm tích lũy được qua 3 năm đi chăn dê thuê cùng học hỏi thêm qua sách, báo, tivi và sự chăm sóc, phòng bệnh chu đáo của gia đình, sau hơn 10 năm khởi nghiệp, từ 2 dê mẹ ban đầu, đến nay, anh Tiến đã có 150 con dê. Trong đó, có 25 con dê mẹ. Với giá bán 120.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh thu lợi từ 130 - 140 triệu đồng/năm. Bên cạnh nuôi dê, từ năm 2004 đến nay, tận dụng bãi chăn thả rộng, anh còn nuôi thêm bò. Hiện tại, đàn bò của anh có hơn 10 con, trong đó có 2 con bò mẹ. Mỗi năm thu nhập từ nuôi bò khoảng 50 triệu đồng.

 

Ngoài tập trung nuôi dê, bò, đầu năm 2012, được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Mỵ Hòa cho đi thăm quan mô hình trồng cam tại huyện Cao Phong, anh Tiến đã mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu  đồng trồng 1,5 ha cam. Nhờ được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật 1,5 ha cam được hơn 1 năm tuổi của anh Tiến đều phát triển tốt, đồng đều, hứa hẹn cho thu nhập cao.

 

Dám nghĩ, dám làm cùng đức tính cần cù, chịu khó nên anh Tiến đã có thu nhập ổn định gần 200 triệu đồng/năm. Với nguồn thu này, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn xây dựng được nhà khang trang. Với những kết quả đã đạt được, giải thưởng Lương Định Của năm 2014 là phần thưởng xứng đáng cho anh thanh niên dân tộc Tày đầy nhiệt huyết Vi Ngọc Tiến. Đây cũng là động lực để anh không ngừng phấn đấu trong phong trào “lập thân, lập nghiệp”.

 

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Tiến còn nhiệt tình tham gia các công tác xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để những thanh niên có hoàn cảnh như mình vươn lên làm giàu chính đáng.

 

 

 

                                                                 Thu Hường

                                                        (Đài TT-TH Kim Bôi)

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục