Muôn sắc thổ cẩm ở chợ phiên Xà Lĩnh, Pà Cò (Mai Châu).
(HBĐT) - Có dịp đi đây, đi đó, đến với nhiều phiên chợ từ chợ quê nông thôn đến các chợ vùng cao trong tỉnh, tôi luôn háo hức, xốn xang khi được hòa mình vào một phần cuộc sống của bà con các dân tộc, cảm nhận nét văn hóa chợ vùng miền đặc sắc.
Sở dĩ gọi là chợ phiên bởi tất cả các chợ này chỉ họp theo phiên, kể cả dịp Tết, các chợ vẫn diễn ra đúng ngày, đúng buổi quy định giống như “Luận bất thành văn”.
Cũng nhờ có sự chuẩn bị từ trước nên hàng hóa của các miền quê, các sản vật vùng cao luôn mang đến đầy ắp mỗi chợ phiên. Trước đây, khi chưa có sự giao lưu đa dạng, phần lớn hàng hóa ở chợ là nông sản do bà con các dân tộc tự làm ra với mục đích trao đổi. Dần dà, những hộ kinh doanh, buôn bán dưới xuôi và các vùng lân cận đến họp chợ ngày càng đông, hàng hóa cung ứng cũng phong phú, đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng thiết yếu của người dân. Giờ đây, bà con không phải lặn lội về chợ thị trấn hay chợ họp ở xa để mua từng cây kim, cuộn chỉ, quần áo, vải vóc hay các loại thuốc chữa bệnh, giống cây trồng, thực phẩm, mỳ chính, nước mắm, đường, sữa... Tất cả những hàng hóa này đều có tại chợ phiên.
Bùi Minh
(HBĐT) - Những cánh rừng trồng xanh ngắt chạy dài, những vườn keo lai, keo tai tượng mỡ màng xen lẫn với trám, lát vươn mình trong nắng gió. Đất trời Hoà Bình hôm nay được khoác lên mình tấm áo xanh đầy sức sống của rừng. Đi dưới những tán rừng, không khí thoáng đãng trong, lành khiến lòng bỗng thanh thản lạ thường, tôi chợt nhớ đến lời ca trong một bài hát của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân: “Một người không thể ngăn được gió /Một người không thể ngăn được lũ... Nhiều người trồng ta sẽ có ngàn cây /Vạn người trồng ta sẽ có rừng cây”.
(HBĐT) - Bao năm nay, nhiều hộ dân ở xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) sống ở những ngọn núi cao sát khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thượng Tiến. Họ chỉ biết trồng ngô, sắn, đi làm thuê hay dựa vào rừng để sống, nay được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hộ bỏ hẳn cuộc sống du canh, du cư về với bản.
(HBĐT) - Theo lời bài hát “Nhớ mãi Kim Bôi” của nhạc sỹ Huy Tâm: “Anh ơi, anh hãy về Kim Bôi quê mẹ giữa mùa hoa mơ trắng ríu rít phiên chợ Bo Kim Bôi chén vàng xưa đong đầy nước mắt. Suối khoáng trong nhưng đời vẫn đục. Kim Bôi chén vàng nay đong đầy no ấm. Suối khoáng trong soi đời đẹp giàu ”... chúng tôi về thăm Mường Động đúng vào mùa hoa mơ, hoa đào khoe sắc thắm. Về Kim Bôi để tận mắt chứng kiến sự đổi thay của vùng đất chén vàng.
(HBĐT) - Những ngày này, BCĐ 389/ĐP tỉnh, BCĐ 389/ĐP các huyện, thành phố đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán, nỗ lực thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi, không để hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào địa bàn.
(HBĐT) - Vào ngày này, ở khắp các tuyến đường của thành phố Hòa Bình ngập ngời sắc đỏ hoa đào, những chậu mai, chậu quất và cam Canh vàng ruộm rực rỡ đón xuân. Một loại cây cảnh mới được nhiều người chú ý là đu đủ với dáng thế cong, lá, quả mướt mát, xum xuê cũng đã xuất hiện trên thị trường Tết này.
(HBĐT) - Ngọc Mỹ (Tân Lạc) là xã thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng công trình thuỷ lợi xuống cấp, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên không đảm bảo cho sản xuất, thâm canh tăng vụ hàng năm. Mặt khác xã không có ngành nghề phụ nên tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chỉ chiếm hơn 33%. Tỷ lệ hộ nghèo 27,5%, hộ cận nghèo 31%, thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/năm.