Đội QLTT cơ động kiểm tra việc lưu thông hàng tiêu dùng vào địa bàn dịp Tết.
(HBĐT) - Những ngày này, BCĐ 389/ĐP tỉnh, BCĐ 389/ĐP các huyện, thành phố đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Tết Nguyên đán, nỗ lực thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi, không để hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào địa bàn.
Đồng chí Hoàng Đức Trường, Chi cục phó cục QLTT tỉnh cho biết: Đang là thời điểm hàng hóa sôi động nhất trong năm, một số tư thương dễ bề lợi dụng cơ hội này để trà trộn hàng giả, không đảm bảo chất lượng… hòng trục lợi, kiếm lời gây nên tình trạng bất ổn thị trường, ảnh hưởng tới người dân vui xuân, đón Tết. Với vai trò là cơ quan thường trực BCĐ 389/ĐP tỉnh, lực lượng chủ công trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, chi cục QLTT chỉ đạo đội QLTT các huyện, thành phố phối hợp với đoàn BCĐ 389/ĐP tỉnh trong các đợt kiểm tra, đồng thời tập trung toàn lực lượng, làm việc kể cả ngày nghỉ để nắm bắt, theo dõi sát diễn biến thị trường, tích cực bám sát cơ sở, độc lập kiểm soát hàng hóa các chợ trung tâm cụm xã, chợ vùng sâu, xa để ngăn ngừa hàng không đảm bảo chất lượng có cơ hội len lỏi.
Trên cơ sở tham mưu, đề xuất ban hành kế hoạch kiểm tra, tỉnh đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP và BCĐ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Tương tự, ở tất cả các huyện, thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa dịp Tết của địa phương. Các nội dung kiểm tra chủ yếu về việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm tra chất lượng, nhãn mác, hạn sử dụng hàng hóa… Qua hoạt động kiểm tra nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, góp phần tạo lập ổn định kinh tế, tạo niềm tin doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi NTD, bảo đảm an sinh xã hội. Đợt kiểm tra, kiểm soát tập trung vào những mặt hàng thực phẩm được người dân sử dụng nhiều trong dịp lễ, Tết như bánh, mứt, kẹo, rượu bia, nước giải khát, lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ… Đối với đoàn kiểm tra của tỉnh đã triển khai từ 20/1 – 15/2, đến nay đã hoàn thành kiểm tra 8/11 huyện, thành phố, mỗi đơn vị kiểm tra 4 – 7 cơ sở. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, các đoàn cũng kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thương mại. Theo đánh giá sơ bộ, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhìn chung chấp hành tốt các quy định, một số vi phạm còn xảy ra như hàng nhập khẩu thiếu nhãn phụ, kinh doanh ngành nghề không có trong danh mục đăng ký…
Vào thời điểm đầu tháng 2/2015, lực lượng QLTT đã lập được không ít chiến công trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Điển hình là BCĐ 389/ĐP thành phố Hòa Bình đã phát hiện lô rượu nghi giả với số lượng gần 1.180 chai rượu các loại Hương nếp, Vang nho, Champagne, Phong tê thấp tại kho hàng tầng 2 chợ Thái Bình. Việc phát hiện, xử lý kịp thời của BCĐ đã giúp ngăn chặn hậu quả khôn lường về mặt sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịp Tết. Vài ngày sau đó, đội QLTT cơ động số 8 của Chi cục QLTT phối hợp thực hiện kiểm soát và tạm giữ đối với lô hàng nhập lậu bao gồm 124 chiếc điện thoại và nhiểu phụ kiện đi kèm… Tháng cận Tết cũng là thời điểm toàn lực lượng QLTT đồng loạt ra quân với số vụ kiểm tra kỳ báo cáo tháng 1 là 172 vụ, tổng số vụ vi phạm bị xử lý 107 vụ, trong đó có 9 vụ hàng lậu, 23 vụ vi phạm trong kinh doanh, 6 vụ ATTP, 4 vụ vi phạm về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ, 66 vụ vi phạm khác. Trong nửa đầu tháng 2, toàn lực lượng đã kiểm tra 300 vụ phát hiện 244 vụ vi phạm phải xử lý, trong đó có 2 vụ hàng cấm, 5 vụ hàng lậu, 10 vụ vi phạm giá, đầu cơ găm hàng, 21 vụ vi phạm trong kinh doanh, 20 vụ ATTP và 186 vụ vi phạm khác. Các vụ vi phạm chủ yếu xảy ra tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Yên Thủy.
Tình hình buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại khác sẽ còn diễn biến phức tạp trong những ngày tới khi sức mua của thị trường ngày càng “nóng”. Các đơn vị, ngành chức năng đang tiếp tục tăng cường kiểm soát, theo dõi chặt thị trường, đặc biệt chú trọng kiểm tra về giá, ngăn ngừa tự ý tăng giá và tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt gây biến động, bất ổn thị trường. Khuyến cáo người tiêu dùng trong mua bán hàng hóa cần chú ý về tem nhãn hàng hóa nhằm tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng. Nếu phát hiện cơ sở kinh doanh nào bán hàng vi phạm báo ngay cho cơ quan QLTT địa phương nắm bắt, xử lý.
Bùi Minh
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 tỉnh, hiện toàn tỉnh có 108 HTX nông nghiệp, trong đó có 4 xã đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 và 148 tổ hợp tác.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cây thuốc nam ngày càng có giá trị trong điều trị y học, nhất là những bệnh nan y. Từ đó, nhiều hộ gia đình ở xã Cao Dương (Lương Sơn) chuyển đổi những cây trồng hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc nam. Và không ít hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu từ trồng cây thuốc nam.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã giúp cho hàng ngàn người dân huyện Kỳ Sơn có thêm nguồn vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ đời sống và thực sự trở thành nguồn vốn quan trọng, không thể thiếu với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.
(HBĐT) - Để triển khai thực hiện quản lý chặt chẽ giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, ngày 5/2, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 154/UBND-TCTM về việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung:
(HBĐT) - Ngày 10/2, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn nằm trong quy hoạch vùng động lực của tỉnh, những năm qua, cùng với tập trung phát triển mạnh về lĩnh vực CN-TTCN, huyện chú trọng phát triển nông nhiệp theo hướng tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.