Năm 2014, giống bưởi đỏ đã mang lại thu nhập cho ông Dương Tất Tính, 

xóm Tân Hương, xã Thanh Hối khoảng 600 triệu đồng.

Năm 2014, giống bưởi đỏ đã mang lại thu nhập cho ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương, xã Thanh Hối khoảng 600 triệu đồng.

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại Tân Lạc trong thời tiết se lạnh đầu xuân khi bưởi đơm hoa, kết trái, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ trải dài dọc các xã Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Đông Lai, Ngọc Mỹ trên QL 12B. Dư âm hạnh phúc thắng vụ bưởi năm trước với nguồn thu hàng chục tỷ đồng, được nghe người trồng bưởi kể cho nhau nghe xung quanh câu chuyện về cây bưởi tổ đang phát triển mạnh mẽ và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Đông Lai là vùng đất của cây bưởi tổ. Bưởi tổ giờ đã không còn nhưng nguồn gen của nó đang được lưu giữ và phát triển mạnh.

 

Cây bưởi đỏ Tân Lạc được ông Năm Hơn mang về trồng ở thôn Đồng Tiến, Đông Lai từ những năm 1960. Chẳng chăm sóc nhiều, có lẽ do chất đất, khí hậu mà bưởi lớn nhanh, lá xanh óng, quả to, cùi mỏng, tép tươi mọng nước, ngọt dịu. Hồi ấy, hoa trái đầy vườn, bưởi dùng để cho bà con chòm xóm, trẻ trâu ăn đỡ khát. Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai Lương Bá Phí kể lại: Thời gian đó, thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp do bưởi trồng dưới ruộng phải chặt bỏ, người con rể ông Năm Hơn là ông Nguyễn Hữu Út, giờ đã 85 tuổi, tiếc của chiết vài cành mang lên khu đồi cao trồng thử tới nay đã được 3 đời cây, cỡ gần 40 năm. Gốc bưởi tổ đã cằn và chết nhưng giống bưởi này được người dân chiết cành trồng và lan ra cả vùng Tân Lạc. Hai người con gái của ông Út là Nguyễn Thị Nụ và Nguyễn Thị Khánh giờ đã lên chức bà, mỗi gia đình sở hữu cả ha bưởi đỏ, trên dưới 300 cây, mấy năm nay đều đặn thu hàng trăm triệu đồng. Giống bưởi đỏ được nhân rộng tăng nhanh, từ chỗ chỉ có trên 10 ha đã lên tới hàng trăm ha. Riêng xã Đông Lai đã có 90 ha, trong đó 1/3 đang thu hoạch. Năm 2014, dân trồng bưởi Tân Lạc thắng lớn, giá đầu vụ tại vườn 20.000 đồng, rồi tăng lên 25 - 27.000 đồng /quả, giáp Tết tới 40.000 - 50.000 đồng /quả, vẫn cháy hàng. Bưởi tính ra thu nhập theo gốc, trung bình mỗi gốc 150-200 quả, tính giá 4-5 triệu đồng /cây.

 

Ông Dương Tất Tính, xóm Tân Hương cho biết: Giống cây bưởi đỏ nhà Năm Hơn ở Đông Lai giờ đã phát triển nhanh ra toàn xã và cả vùng dọc QL 12B bước đầu trở thành thương hiệu bưởi Tân Lạc. Năm 2014, người trồng bưởi ai cũng phấn chấn. Gia đình ông Tính có 3000 m2, trồng trên 100 cây (năm thứ 6), đầu tư 400.000 đồng /cây/năm, tính ra, thu nhập 6 triệu đồng /cây, thu tới 600 triệu đồng, chưa tính bán giống. Năm nay, gia đình ông liên kết mở rộng trồng 4 ha bưởi, trong đó đã trồng làm hạ tầng và trồng xong 2 ha. Ông quyết định đầu tư thâm canh 500.000 đồng /cây. Xuân này, bưởi khỏe, hoa đã nở xong và kết trái nhiều, chắc chắn sản lượng sẽ cao hơn nhiều.

 

Xóm Tân Hương có 95 hộ dân, nhà nào cũng trồng bưởi, nhà ít mươi cây, nhà nhiều hàng trăm cây. Năm 2013 mới có 10 ha, năm 2014 có 20 ha, năm 2015 có 22 ha. Cả xã Thanh Hối có 20/70 ha bưởi cho thu hoạch. Giống cây bưởi tổ Tân Lạc hơn nửa thế kỷ trước đang được nuôi dưỡng và phát triển bằng sự chuyên cần và những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng được xem là lợi thế cạnh tranh của địa phương này mang lại cơ hội đổi đời cho nhiều hộ nông dân. Hiện chính quyền huyện Tân Lạc đang hỗ trợ, định hướng cho người dân đầu tư thâm canh, thực hiện quy trình sản xuất bưởi sạch, nâng cao chất lượng giống bưởi đỏ có giá trị cao về kinh tế, mở ra cơ hội làm giàu cho người nông dân.

 

                                                                                     

 

                                                                            Lê Chung

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Lương Sơn trao giấy khen cho các tập thể xuất sắc trong hoạt động tín dụng chính sách năm 2014.
Lực lượng kiểm lâm BQL khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh thường xuyên tuần tra, chủ động các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa hanh khô.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Sau khi học nghề nhiều hộ nông dân xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) được vay vốn mở rộng chăn nuôi lợn tại gia đình.

Trách nhiệm của người lao động khi gây thiệt hại vật chất cho doanh nghiệp được quy định như thế nào?

(HBĐT) - Anh Nguyễn Trần Huy (thành phố Hòa Bình) hỏi:Tôi làm việc cho một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Vừa qua, trong lúc vận chuyển hàng hoá do sơ ý tôi đã làm rơi vỡ một số hàng hoá có trị giá khoảng 20 triệu đồng. Chủ cửa hàng đã trừ vào tiền lương của tôi. Vậy, xin quý báo cho biết rõ hơn trách nhiệm của tôi trong việc này được pháp luật quy định như thế nào?

Tập huấn vai trò, trách nhiệm trong đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ

(HBĐT) - Ngày 10/3, Hội ND tỉnh đã tổ chức Chương trình tập huấn về vai trò, trách nhiệm của các, ngành trong việc đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ/GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng. Đây là hoạt động kế tiếp của Dự án Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với CNQSDĐ. Chương trình có sự tham gia của 50 thành viên đến từ 2 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, gồm các thành phần phòng TN & MT, Hội ND, Hội PN, Đoàn TN, MTTQ, Hội đồng PBGDPL cấp huyện và cấp xã.

Kiểm tra tình hình thực hiện NTM tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trường đoàn kiểm tra tình hình thực hiện NTM trên địa bàn TPHB. Cùng tham gia có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Tài chính, KHĐT, Nội vụ, Thông tin và truyền thông và lãnh đạo 3 xã phấn đấu về đích 2015 gồm xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi.

Đoàn công tác Bộ Ngoại giao và Đại sứ Hàn Quốc thăm, làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 10/3, tại Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Jun Dae Joo, cùng các cộng sự tới thăm và làm việc tại tỉnh. Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng, Văn phòng UBND tỉnh.

Tiền Phong từng bước đổi mới nếp nghĩ, cách làm

(HBĐT) - Trong tiết xuân ấm áp, ngược dòng sông Đà mất vài tiếng đồng hồ mới đến xã Tiền Phong - một xã đặc biệt khó khăn vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc. Khó khăn lớn nhất nơi đây là địa hình chia cắt, đồi núi cao, độ dốc lớn. Cả xã có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.240 ha, trong đó, lúa nước chỉ có 21 ha. Đối với đất trồng màu sau khi “co kéo” mãi mới có khoảng 550 ha nhưng đất đai cằn cỗi chủ yếu là đất đồi, một số diện tích được bà con san lấp mới có mặt bằng. Còn lại là đất rừng khoanh nuôi bảo vệ và các loại đất đồi núi khác.

Xử phạt hành chính 111 cơ sở vi phạm SX – KD

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng của TP. Hoà Bình đã tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá cả thị trường, cung ứng hàng hóa đầy đủ phục vụ nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục