Sau khi học nghề nhiều hộ nông dân xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) được vay vốn mở rộng chăn nuôi lợn tại gia đình.

Sau khi học nghề nhiều hộ nông dân xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) được vay vốn mở rộng chăn nuôi lợn tại gia đình.

(HBĐT) - Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và sử dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, xác định danh mục nghề đào tạo, số lượng người có nhu cầu học nghề, địa điểm mở lớp.

 

Trung tâm cũng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng tháng, quý, năm và trong từng giai đoạn trên cơ sở rà soát  nhu cầu học nghề của lực lượng lao động, nhất là lao động nông thôn và đối tượng có đất bị thu hồi chuyển đổi mục đích góp phần cho việc dự báo giữa cung và cầu trong đào tạo nghề với giải quyết việc làm trên địa bàn. Xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trong đó coi trọng các nghề truyền thống của địa phương. Xây dựng các tiêu chí tuyển chọn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực và kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu học tập, thực hành cho người học. Trung tâm đã phối hợp với UBND xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Trung tâm học tập cộng đồng các xã rà soát, phân loại từng đối tượng tham gia học nghề như: học để chuyển đổi nghề phục vụ các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế gia đình và địa phương; học để tham gia lao động tại các cụm, KCN trong và ngoài tỉnh. Thông qua đó phân ra các nhóm ngành nghề mà lao động có nhu cầu lớn để xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế. Trung tâm đã ký kết hợp đồng sử dụng lao động sau khi đào tạo với 3 doanh nghiệp.

 

Trong 5 năm qua, Trung tâm đã mở được 39 lớp với 1.117 học viên, trong đó nhóm nghề nông nghiệp 637 người, nghề phi nông nghiệp 480 người. Hầu hết các lớp được tổ chức tại xã. Sau khi học nghề 80% lao động học nghề nông nghiệp được làm đúng nghề đào tạo. Một số lao động còn mở rộng quy mô thành kinh tế trang trại có mức thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều lao động. Song song với việc đào tạo nghề, huyện tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất. Tiêu biểu như các mô hình: nuôi lợn thịt, lợn bản địa, gà thả vườn. Sau 3 tháng học nghề, huyện tạo điều kiện cho học viên vay vốn mua giống áp dụng sản xuất. Ngoài ra, huyện chủ động liên kết với các doanh nghiệp để truyền nghề theo hình thức “cầm tay chỉ việc” cho người nông dân, cung ứng giống, phân và bao tiêu sản phẩm.

 

Đối với nhóm nghề phi nông nghiệp, huyện có những giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động tìm việc làm như: phối hợp tổ chức Sàn giao dịch việc làm trên địa bàn huyện nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo để từ đó ưu tiên đầu tư vốn giải quyết việc làm, giúp các hộ đầu tư sản xuất, XĐ-GN một cách bền vững; nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu. 70% học viên được đào tạo có việc làm là các nghề đang có nhu cầu lớn trong nước hoặc xuất khẩu và gắn với thị trường để bao tiêu sản phẩm cho người học. Học viên cũng tận dụng được thời gian nông nhàn, nguyên liệu sẵn có của địa phương, vốn đầu tư ít, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh để lập nghiệp. Với những người không có điều kiện mở xưởng đều được các doanh nghiệp tiếp nhận ngay sau khi kết thúc khóa học như: may công nghiệp, hàn điện có việc làm thường xuyên.

 

Đồng chí Bùi Văn Quang, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn cho biết: Qua thời gian triển khai đề án đã huy động được sự ủng hộ tạo điều kiện của các cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành địa phương, T.ư về cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời giúp người lao động tổ chức sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

                                                                          

                                                                   Việt Lâm

Các tin khác

Không có hình ảnh
Giáo sư, tiến sỹ khoa học Đặng Hùng Võ trao đổi với các thành viên dự tập huấn một số vấn đề của Luật Đất đai và Luật Hôn nhân gia đình.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.
Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp Đoàn công tác Bộ Ngoại giao và Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tiền Phong từng bước đổi mới nếp nghĩ, cách làm

(HBĐT) - Trong tiết xuân ấm áp, ngược dòng sông Đà mất vài tiếng đồng hồ mới đến xã Tiền Phong - một xã đặc biệt khó khăn vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc. Khó khăn lớn nhất nơi đây là địa hình chia cắt, đồi núi cao, độ dốc lớn. Cả xã có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.240 ha, trong đó, lúa nước chỉ có 21 ha. Đối với đất trồng màu sau khi “co kéo” mãi mới có khoảng 550 ha nhưng đất đai cằn cỗi chủ yếu là đất đồi, một số diện tích được bà con san lấp mới có mặt bằng. Còn lại là đất rừng khoanh nuôi bảo vệ và các loại đất đồi núi khác.

Xử phạt hành chính 111 cơ sở vi phạm SX – KD

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng của TP. Hoà Bình đã tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá cả thị trường, cung ứng hàng hóa đầy đủ phục vụ nhân dân.

Hộ kinh doanh có hành vi găm hàng bị xử lý như thế nào?

(HBĐT) - Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Lạc Thuỷ) hỏi: Xin hỏi, pháp luật hiện hành có quy định nào để xử phạt hành chính đối với hành vi găm hàng hay không?

Phong trào thi đua góp phần nâng cao hiệu quả SX -KD ở Bưu điện tỉnh

(HBĐT) - Năm 2014, Bưu điện tỉnh đã gặt hái được nhiều thành công, sản xuất, kinh doanh phát triển và là năm đầu tiên giảm lỗ trên 21, 6 tỷ đồng, chênh lệch thu, chi đạt dương trên 573 triệu đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm ước đạt 1.400 tỷ đồng

(HBĐT) - Giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tháng 2 ước đạt 680 tỷ đồng, giảm 5,56% so với tháng trước do nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghỉ Tết dài ngày; lũy kế 2 tháng ước đạt 1.400 tỷ đồng, tăng 19,25% so với cùng kỳ, thực hiện 15,22% kế hoạch năm.

Rộn ràng đường về đích

(HBĐT) - “Ngõ nhỏ, xóm nhỏ, nhà tôi ở đó... - Đó là một trong những lời giới thiệu dí dỏm tôi đã từng nghe từ người dân xã Trung Bì (Kim Bôi) chừng dăm, bảy năm về trước. Khi ấy xã mới được chia tách, người ít, đất ít, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề. Bẵng đi mấy năm trở lại nơi này, tôi đã được chứng kiến sự đổi thay rõ nét, xóm vẫn nhỏ nhưng từng con ngõ đã rộng thênh thang, trạm y tế, trường học... khang trang, bề thế, bộ mặt NTM đang hiện hữu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục