Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hoạch mía đường nguyên liệu do Dự án giảm nghèo của huyện đầu tư.
(HBĐT) - Tiểu hợp phần Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo mối liên kết giữa DN và người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Đây là một trong những hợp phần thuộc Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, được BQL dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc triển khai từ năm 2012 thực hiện liên kết trồng mía đường nguyên liệu được triển khai tại 2 xã Vầy Nưa và Cao Sơn. Riêng vụ mía 2013 - 2014, diện tích đã thực hiện trên 25 ha với 118 hộ nông dân tham gia, chia làm 7 nhóm cùng sở thích. Tham gia trồng mía đường nguyên liệu, các hộ nông dân được hỗ trợ mía giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm. Phía đối tác thu mua nguyên liệu là Công ty CP mía đường Hòa Bình. Qua một vài vụ thu hoạch đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Gia đình anh Triệu Văn Tài, xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa là một trong những hộ nghèo của xã chia sẻ: Nhờ được dự án giảm nghèo của huyện hỗ trợ mía giống, phân bón để trồng 3.500 m2 mía nguyên liệu cuộc sống gia đình đã được cải thiện rõ rệt . Không chỉ đủ cái ăn, cái mặc mà gia đình còn có tiền đầu tư chăn nuôi để tăng nguồn thu nhập. Riêng vụ mía năm nay gia đình đã mua được 1 chiếc xe máy làm phương tiện đi lại. Hiện nay, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đã tiến hành thu mua đạt trên 90% diện tích mía cho bà con nông dân, dự kiến đến tháng 3 sẽ thu mua xong.
Là huyện có điểm xuất phát thấp so với các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí của người dân còn nhiều hạn chế. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng Nhà nước, một số dự án được đầu tư vào địa bàn, trong đó có dự án giảm nghèo giai đoạn 2. Đa số người dân huyện Đà Bắc có ý thức vượt khó vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia các mô hình liên kết thị trường như: Hoạt động trồng gừng tại xã Đồng Chum và một số dự án sinh kế: chăn nuôi trâu, bò, lợn bản địa, cá lồng tại các xã lòng hồ... Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Ông Đinh Công Thiệu, Phó ban thường trực Ban Quản lý dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc cho biết: Triển khai tiểu hợp phần. Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, với mong muốn tạo ra môi trường sản xuất mới cho người dân nghèo; đưa một số loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Đồng thời tạo ra mối liên kết với doanh nghiệp liên kết với dự án và người dân; đảm bảo đầu ra sản phẩm nông sản cho nông dân ổn định, an toàn và bền vững. Chỉ tính riêng cây mía đường, mỗi ha trừ chi phí và công lao động, nông dân thu được trên 40 triệu đồng. Đây là nguồn thu nhập đã và đang giúp không ít hộ nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc thoát nghèo bền vững. Trong đó, đáng chú ý là các tiểu hợp phần của dự án giảm nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2014 được 3%. Trong năm 2015, với những tiểu hợp phần thuộc dự án giảm nghèo của huyện tiếp tục được triển khai, hứa hẹn công tác giảm nghèo của huyện Đà Bắc tiếp tục đạt được nhiều thành công, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 5%.
Hồng Len (Đài PT-TH tỉnh)
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh nằm trên địa phận 4 xã: Tân Pheo, Đồng Chum, Đoàn Kết, Đồng Ruộng (Đà Bắc) với tổng diện tích trên 5.300 ha, trong đó, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.437,4 ha, phân khu phục hồi sinh thái 2.866, 5 ha. Với địa hình rộng, hiểm trở, độ cao trung bình 900 m, nơi cao nhất 1.349 m so với mực nước biển, vào những mùa hanh khô, Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh đặc biệt quan tâm tới phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). BQL phân công cán bộ kiểm lâm nắm chắc địa bàn, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, điều chỉnh cấp dự báo rừng theo từng thời điểm, hoàn chỉnh bản phương án PCCCR, xác định thời điểm dễ xảy ra cháy rừng. Trước khi vào mùa hanh khô, BQL có công văn đề nghị UBND các xã chủ động và tích cực phối hợp trong công tác PCCCR.
(HBĐT) - Ngày 12/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trường đoàn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Cùng tham gia có lãnh đạo Sở NN&PTNT, các thành viên BCĐ 800 huyện và lãnh đạo 3 xã điểm, gồm xã Hợp Thịnh, Mông Hoá, Hợp Thành.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm Trung tâm dạy nghề huyện Lạc Sơn tổ chức khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề và sử dụng lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn, xác định danh mục nghề đào tạo, số lượng người có nhu cầu học nghề, địa điểm mở lớp.
(HBĐT) - Anh Nguyễn Trần Huy (thành phố Hòa Bình) hỏi:Tôi làm việc cho một cửa hàng kinh doanh đồ điện tử. Vừa qua, trong lúc vận chuyển hàng hoá do sơ ý tôi đã làm rơi vỡ một số hàng hoá có trị giá khoảng 20 triệu đồng. Chủ cửa hàng đã trừ vào tiền lương của tôi. Vậy, xin quý báo cho biết rõ hơn trách nhiệm của tôi trong việc này được pháp luật quy định như thế nào?
(HBĐT) - Ngày 10/3, Hội ND tỉnh đã tổ chức Chương trình tập huấn về vai trò, trách nhiệm của các, ngành trong việc đảm bảo quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ/GCNQSDĐ mang tên cả vợ và chồng. Đây là hoạt động kế tiếp của Dự án Chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với CNQSDĐ. Chương trình có sự tham gia của 50 thành viên đến từ 2 huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, gồm các thành phần phòng TN & MT, Hội ND, Hội PN, Đoàn TN, MTTQ, Hội đồng PBGDPL cấp huyện và cấp xã.
(HBĐT) - Ngày 10/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trường đoàn kiểm tra tình hình thực hiện NTM trên địa bàn TPHB. Cùng tham gia có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Tài chính, KHĐT, Nội vụ, Thông tin và truyền thông và lãnh đạo 3 xã phấn đấu về đích 2015 gồm xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi.