Nhân dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) tích cực trồng, chăm sóc diện tích rừng trồng mới.

Nhân dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) tích cực trồng, chăm sóc diện tích rừng trồng mới.

(HBĐT) - Nhờ thực hiện nhiều biện pháp trong bảo vệ, phát triển, rừng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh được quản lý tốt, độ che phủ rừng đến năm 2014 ổn định ở mức 49,41%.

 

Mùa khô năm 2014 - 2015, lực lượng kiểm lâm đã chủ động, tích cực phối hợp với công an, quân đội, chính quyền địa phương, các tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR thường xuyên kiểm tra ở những khu vực có nguy cơ cháy cao, nhắc nhở người dân dọn vệ sinh rừng sau khai thác và hướng dẫn sử dụng lửa đúng quy trình kỹ thuật trong đốt dọn nương rẫy, duy trì trực phòng cháy, chữa cháy theo cấp dự báo cháy rừng, chỉnh sửa, bổ sung phương án PCCCR các cấp. Toàn tỉnh có 1.887 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng được củng cố với 11.030 người tham gia. Các phương tiện, thiết bị tại chỗ được chuẩn bị tốt sẵn sàng ứng cứng, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ. Ngoài ra, các địa phương còn củng cố, tu sửa được 37,5 km đường băng cản lửa, trong đó, đường băng trắng bao gồm huyện Mai Châu có 24,5 km, Cao Phong có 1km, Kỳ Sơn có 7 km, đường băng xanh tại huyện Lạc Thủy 5 km. Năm 2014, toàn tỉnh xảy ra 7 vụ cháy rừng. Luôn sẵn sàng phương án phòng, chữa cháy nên khi xảy ra, các phương án chữa cháy được triển khai kịp thời, khống chế nhanh đám cháy, hạn chế tối đa thiệt hại.

 

Qua theo dõi diễn biến tài nguyên rừng có 4 nguyên nhân biến động rừng là trồng mới, khai thác, cháy và chuyển đổi mục đích sử dụng. Năm 2014, toàn tỉnh trồng 8.641 ha rừng tập trung, khai thác trên 5.200 ha rừng trồng, cháy 6,85 ha rừng và 160,08 ha đã được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Các đơn vị chuyên môn đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương về việc khai thác, tận thu gỗ lâm sản, tổng thu nhập của tổ chức, hộ gia đình đạt 263,64 tỷ đồng từ rừng, đất lâm nghiệp. Nhiều biện pháp, hình thức tổ chức tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng tới chủ rừng, người dân, nhất là người dân vùng cao sống trong và ven các khu BTTN được cán bộ bám địa bàn phối hợp với các ngành, đoàn thể triển khai với trên 228.300 lượt người. Các hoạt động lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản, hành vi vi phạm pháp luật về BVR & PCCCR được kiểm tra, phát hiện, xử lý, xử phạt nghiêm, không có khiếu nại. Thông qua các đợt kiểm tra, truy quét hành vi xâm phạm tài nguyên rừng đã phát hiện 125 vụ, thu nộp ngân sách trên 700 triệu đồng.

 

Trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, tác động về vốn hỗ trợ đầu tư, chương trình phát triển rừng bền vững vẫn đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhiều doanh nghiệp và nhân dân tự đầu tư nguồn vốn trồng, phát triển rừng. Toàn tỉnh sản xuất được 13 triệu cây giống các loại, quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo chuỗi hành trình giống đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Về trồng rừng đã trồng được 8.641 ha, đạt 100,9% kế hoạch và gần 266.600 cây phân tán, trong đó, các dự án ngoài chương trình và dân tự trồng trên 5.600 ha, các dự án có hỗ trợ trồng trên 3.000 ha. Các khu rừng được bảo vệ tốt, không có hiện tượng chặt phá, lấn chiếm xâm hại, làm nương rẫy. Các chủ rừng tự thực hiện khoanh nuôi, bảo vệ được 3.099 ha. Toàn bộ diện tích rừng trồng hiện có, rừng phòng hộ, đặc dụng chuyển tiếp được các chủ rừng chăm sóc, bảo vệ tốt.

 

Theo đồng chí Đinh Quang Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để rừng tiếp tục được bảo vệ, phát triển góp phần ổn định, duy trì tăng trưởng, ngành lâm nghiệp huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế để phục vụ kế hoạch trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, LLVT và nhân dân hưởng ứng, tham gia Tết trồng cây, hướng dẫn, động viên nhân dân có kế hoạch trồng lại rừng bằng các loại cây phù hợp, có nguồn gốc đảm bảo chất lượng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành  trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện phương châm quản lý lâm sản tại gốc.

 

 

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đưa cây bưởi xuống ruộng 1 vụ, cải tạo đất trồng xen cây màu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xóm Lũy, xã Phong Phú (Tân Lạc) chủ động nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc vào vụ rét.

Những thành công bước đầu trong xóa đói - giảm nghèo ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Tiểu hợp phần Đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất - kinh doanh nhằm tạo mối liên kết giữa DN và người nông dân trong tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Khó khăn trong xây dựng NTM ở xã Thượng Bì

(HBĐT) - Đến đầu năm 2015, xã Thượng Bì (Kim Bôi) mới hoàn thành được 6 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 18%... đặt ra nhiều khó khăn cho quá trình xây dựng NTM của xã.

Mai Châu cấp 118 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Theo Phòng TN-MT huyện Mai Châu, hết tháng 2, toàn huyện đã hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 118 hộ và xác nhận hồ sơ thế chấp, bảo lãnh bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 37 trường hợp vay vốn ngân hàng; thường xuyên chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính theo quy định.

Về vùng bười đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Chúng tôi trở lại Tân Lạc trong thời tiết se lạnh đầu xuân khi bưởi đơm hoa, kết trái, hương thơm ngào ngạt, quyến rũ trải dài dọc các xã Thanh Hối, Mãn Đức, Tử Nê, Đông Lai, Ngọc Mỹ trên QL 12B. Dư âm hạnh phúc thắng vụ bưởi năm trước với nguồn thu hàng chục tỷ đồng, được nghe người trồng bưởi kể cho nhau nghe xung quanh câu chuyện về cây bưởi tổ đang phát triển mạnh mẽ và mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. Đông Lai là vùng đất của cây bưởi tổ. Bưởi tổ giờ đã không còn nhưng nguồn gen của nó đang được lưu giữ và phát triển mạnh.

370 hộ thoát nghèo nhờ vốn ưu đãi

(HBĐT) - Ngày 13/3, Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.

Nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa hanh khô

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh nằm trên địa phận 4 xã: Tân Pheo, Đồng Chum, Đoàn Kết, Đồng Ruộng (Đà Bắc) với tổng diện tích trên 5.300 ha, trong đó, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2.437,4 ha, phân khu phục hồi sinh thái 2.866, 5 ha. Với địa hình rộng, hiểm trở, độ cao trung bình 900 m, nơi cao nhất 1.349 m so với mực nước biển, vào những mùa hanh khô, Ban quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh đặc biệt quan tâm tới phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). BQL phân công cán bộ kiểm lâm nắm chắc địa bàn, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, điều chỉnh cấp dự báo rừng theo từng thời điểm, hoàn chỉnh bản phương án PCCCR, xác định thời điểm dễ xảy ra cháy rừng. Trước khi vào mùa hanh khô, BQL có công văn đề nghị UBND các xã chủ động và tích cực phối hợp trong công tác PCCCR.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục