Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) mở rộng diện tích ngô vụ đông trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.
(HBĐT) - Xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) có trên 3.072 ha diện tích tích đất tự nhiên, trong đó, 418,5 ha là đất nông nghiệp. Tuy tiềm năng đất dồi dào nhưng trước đây, bà con mới chỉ biết trồng lúa, sắn, ngô hiệu quả kinh tế chưa cao, không tạo giá trị hàng hóa lớn. KT -XH của xã, kinh tế hộ bắt đầu khởi sắc kể từ năm 2012 khi Đảng ủy xã ban hành nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Cùng thời điểm này, chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai thực hiện, xã xác định chỉ có chuyển dịch cơ cấu lao động, đất đai, cây trồng, vật nuôi mới phát triển kinh tế, tăng bình quân thu nhập, là động lực và cũng là tiêu chí hàng đầu trong thực hiện chương trình nhằm tiến tới mục tiêu “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh, nông dân khá giả”.
Đồng chí Bùi Văn Chung, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tiễn, thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức khảo sát, xây dựng Đề án số 01, ngày 19/6/2013 về trồng cây lấy hạt chất lượng cao. Từ đó tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân để bà con biết, vận động dồn điền - đổi thửa đảm bảo cho các hộ tham gia đề án có đủ diện tích thực hiện. Đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên thực hiện hiệu quả các nội dung của đề án. Cây lấy hạt được đưa vào trồng gồm bí đỏ, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu. UBND xã phối hợp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty Tân Lộc Phát đảm bảo giá cả ổn định. Đồng hành với thực hiện đề án này, việc chăn nuôi của hộ dân cũng phát triển mạnh. Hiện, toàn xã có 10 mô hình đa canh hoạt động hiệu quả điển hình như mô hình của ông Bùi Thành Luân ở xóm Đa với diện tích trên 10.000 m2 đã kết hợp nuôi cá thịt, vịt đẻ trứng, làm vườn, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng /năm. Các mô hình nuôi ong mật, nuôi dê phát triển mạnh giúp nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.
Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền, diện tích cây lấy hạt chất lượng cao mở rộng từ 12 ha (năm 2012) lên 20 ha (năm 2013), đến năm 2014 tăng lên 34, 6 ha. Giá trị thu nhập từ đây có sự cải thiện đáng kể, bình quân 290 triệu đồng / ha/năm, thu hút 45 hộ tham gia mô hình, tạo việc làm cho gần 300 lao động. Bên cạnh ứng dụng những tiến bộ KH -KT vào sản xuất, người dân đã từng bước đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất và thu hoạch, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án như NTM, PSARD... để hỗ trợ sản xuất, tu sửa hệ thống mương bai thủy lợi đem lại hiệu quả cao.
Triển khai những giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi bền vững, bình quân thu nhập đầu người của xã tiến gần hơn đến đích tiêu chí số 10 (thu nhập) trong chương trình xây dựng NTM (đạt 14, 5 triệu đồng/năm 2014). Xã đang tích cực triển khai các bước quy hoạch, đầu tư xây dựng, tiến tới thành lập hình thức tổ chức sản xuất NTM (tiêu chí số 13), tiếp tục vận động nhân dân sản xuất cây lấy hạt chất lượng cao, chú trọng đến công tác quy hoạch để có cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Mặt khác, xã chủ động liên hệ với các cơ quan, công ty cung ứng giống cây trồng, vật nuôi để cung cấp kịp thời về số lượng, đảm bảo chất lượng giống, tuyển chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhân rộng cho nhân dân thực hiện. Năm 2015, một số diện tích trồng lúa năng suất thấp tiếp tục được xã chuyển đổi trồng cây lấy hạt với dự kiến 50 ha, xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình trồng cỏ V6 để chăn nuôi trâu, bò, dê, nuôi ong mật, lợn bản địa, trồng bương, mía tím...
Bùi Minh
(HBĐT) - Bắt đầu từ tháng 1/2015, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ -TB&XH) có trụ sở tại số 570- đường Trần Hưng Đạo - phường Phương Lâm (thành phố Hoà Bình) tổ chức phiên giao dịch việc làm định kỳ vào ngày 15 hàng tháng. Trong phiên giao dịch có từ 20- 30 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tuyển dụng. Đây là cơ hội cho người lao động tỉnh ta tìm được việc làm và học nghề phù hợp.
(HBĐT) - NHCSXH tỉnh vừa ra Quyết định số 100/QĐ-BĐD về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2015. Theo đó, giao chỉ tiêu huy động nguồn vốn tại địa phương gần 56 tỉ đồng.
(HBĐT) - Xóm Đồng Sông, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) thuộc vùng hạ lưu sông Đà. Đời sống kinh tế của bà con nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng phụ thuộc nhiều vào sự lên, xuống của con nước. Bên cạnh đó, giá dịch vụ, vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng tăng khiến cho thu nhập và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội PN huyện Cao Phong ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH huyện cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Cao Phong đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo, đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Với tổng số 926 hộ, 3.250 nhân khẩu gồm 2 dân tộc anh em Kinh, Mường cùng đoàn kết chung sống ở 6 thôn, trong đó, trên 90% đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo. Những năm qua, bà con giáo dân ở giáo xứ Khoan Dụ (huyện Lạc Thủy) luôn tâm niệm “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” nên luôn ý thức cao về trách nhiệm xã hội.
Bài 2: Dân biết, dân bàn, dân làm và hưởng lợi (Tiếp theo kỳ trước và hết)