TP Hòa Bình đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng trung tâm của tỉnh,  trong đó, KCN bờ trái sông Đà có 3 doanh nghiệp FDI hiện đều đã được mở rộng so với đăng ký ban đầu. Ảnh: Công nhân Công ty  TNHH Sankoh Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền công nghệ hiện đại.

TP Hòa Bình đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các KCN, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng trung tâm của tỉnh, trong đó, KCN bờ trái sông Đà có 3 doanh nghiệp FDI hiện đều đã được mở rộng so với đăng ký ban đầu. Ảnh: Công nhân Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà) lắp ráp linh kiện điện tử trên dây chuyền công nghệ hiện đại.

(HBĐT) - Nghị quyết số 35, ngày 10/7/2012 của HĐND tỉnh về quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 được thông qua tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khoá XV. Theo quy hoạch, mục tiêu phát triển vùng nhằm cụ thể hoá các chủ trương, chiến lược phát triển KT-XH; phát huy, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về du lịch, năng lượng, khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hoá, sinh thái, vị trí địa lý để phát triển KT-XH của tỉnh.

 

Đồng chí Hoàng Ngọc Huấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Sau khi đồ án quy hoạch vùng tỉnh được phê duyệt, Sở đã tổ chức công bố công khai, bàn giao hồ sơ cho các sở, UBND huyện, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc UBND các huyện rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch chung các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để đáp ứng yêu cầu phát triển. Sở cũng đã hoàn thành việc lập và trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương các chương trình, dự án quy hoạch cho các khu vực trọng điểm của tỉnh. Trước mắt một số đồ án được UBND tỉnh đồng ý như: điều chỉnh vùng huyện Lương Sơn; quy hoạch chung xây dựng khu vực chợ Bến (Lương Sơn), khu vực Bãi Nai (Kỳ Sơn) phục vụ cho việc bố trí thị trấn Kỳ Sơn mới. Ngoài ra đã hoàn thành lập và trình UBND tỉnh phê duyệt các đồ án quy hoạch khu vực dọc 2 bên tuyến đường Hoà Lạc - thành phố Hoà Bình, quy hoạch nghĩa trang, chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2015-2020 và giai đoạn 2020-2025, chương trình phát triển nhà ở tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng thoát nước đô thị và KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hướng dẫn về trình tự, thủ tục cho các huyện, thành phố thực hiện chương trình nâng cấp đô thị.  

Quy hoạch phát triển không gian vùng và tổ chức hệ thống đô thị của tỉnh được xác định gồm 3 vùng chính: Vùng trung tâm phát triển kinh tế có thành phố Hoà Bình, các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn và phía bắc huyện Lạc Thuỷ; vùng phát triển kinh tế phía đông và nam có các huyện Kim Bôi, Yên Thuỷ, Lạc Sơn và phía nam huyện Lạc Thuỷ; vùng phát triển kinh tế phía tây và tây bắc có các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và Cao Phong. Diện tích đất đô thị của tỉnh khoảng 10.151,1 ha, chiếm 2,2% diện tích của cả tỉnh, trong đó, đất ở tại đô thị chiếm khoảng 1.132 ha, là tỉnh có diện tích đất ở tại đô thị lớn nhất trong vùng Tây Bắc. Trên địa bàn tỉnh có 394 dự án đầu tư, trong đó có 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 453 triệu USD; 365 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 41.977 tỉ đồng; có 60 dự án đầu tư trong các KCN.  

Về tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 191/191 xã đã phê duyệt xong quy hoạch chung, 161 xã lập xong quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã được UBND các huyện, thành phố phê duyệt, 139 xã công bố quy hoạch, 38 xã đã cắm mốc quy hoạch. Việc lập đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM bước đầu quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất, các KDC, phát triển nghề, làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung, vấn đề vệ sinh môi trường, kiến trúc nhà ở NTM nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển bền vững. Ngoài ra, công tác thực hiện quy hoạch về định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, điện, hệ thống thông tin liên lạc), bảo vệ môi trường, chương trình, dự án đầu tư, cơ chế quản lý phát triển vùng từng bước được triển khai. UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển GT-VT tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở GT-VT đã rà soát, đề xuất UBND tỉnh cho phép đầu tư một số tuyến đường quan trọng như đường tỉnh 431, đường liên huyện Lạc Sơn - Tân Lạc, tham gia ý kiến đối với các tuyến đường huyện, xã, đường đô thị đảm bảo theo quy hoạch được duyêt. Hiện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng một số dự án như quốc lộ 12B, đường tỉnh 433, đường Chi Lăng kéo dài, phối hợp với nhà đầu tư triển khai dự án đường Hoà Lạc - thành phố Hoà Bình, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6. UBND tỉnh cũng đã phân công UBND các huyện, thành phố thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát thực hiện theo đồ án quy hoạch đã được duyệt; tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng theo thẩm quyền. 

Đồng chí Hoàng Ngọc Huấn cho biết thêm: Tỉnh ta nằm ở cửa ngõ Tây Bắc, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có vị trí thuận lợi cho giao thương, lưu thông hàng hoá, có tiềm năng về du lịch, quỹ đất, thu hút đầu tư các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, sản phẩm công nghiệp kết nối với khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, có khả năng phát triển các ngành đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề chia sẻ cho thủ đô Hà Nội. Đây là những thuận lợi cho việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư cho xây dựng phát triển. Mặc dù nhiều địa phương đã huy động được vốn đầu tư từ nhiều phía nhưng so với tổng mức đầu tư chưa đáng kể, trong khi nguồn thu ngân sách của tỉnh còn hạn chế; trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở về công tác quản lý xây dựng, tài chính ngân sách phục vụ cho chương trình nâng cấp, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Để việc triển khai thực hiện Nghị quyết đạt chất lượng, hiệu quả theo đúng sự chỉ đạo của HĐND tỉnh cần có sự chỉ đạo, đôn đốc cụ thể hơn nữa của các cấp chính quyền để thực hiện những định hướng phát triển được xác định trong đồ án. Tập trung củng cố tổ chức, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng tư vấn quy hoạch xây dựng, đồ án quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, có tính toán các nguồn lực thực hiện để quy hoạch phải thực sự đi trước một bước và có tính khả thi cao. Thực hiện tốt việc huy động vốn đầu tư cho công tác quy hoạch xây dựng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch, tổ chức rút kinh nghiệm những việc đã làm được, chưa làm được để kịp thời chấn chỉnh và có kế hoạch chỉ đạo cho những bước tiếp theo.

 

                                                                                Hà Thu

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục