Nhân dân xóm Quán Ngoài ( Đông Phong) làm đường dẫn nước về sinh hoạt.
(HBĐT) - Ồng Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong) phấn khởi thông báo: Trận mưa lớn hơn 1 tiếng đồng hồ đêm 21, rạng sáng 22/4 đối với trồng cam mía Cao Phong là trận mưa vàng. Cơn “khát nước” của cam, mía dai dẳng hơn 1 tháng đã được giải tỏa.
Cam Cao Phong mùa này đã đậu quả, nếu không có nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng. Nếu mưa hơn một tháng trước vào dịp hoa cam kết nụ thì thật tai hại, cam sẽ không đậu quả và mất mùa. Trận mưa tối qua, các suối có nước chảy thành dòng, các hộ đập trong huyện cũng bắt đầu có nước, đất ẩm, cam có sức sống mới. Người trồng cam được ông trời thương. Nếu tiếp tục mưa nhẩn nha, cam, mía sẽ có cơ hội được mùa, thắng lớn.
Năm nay, tình trạng hạn hán diễn ra ở cao Phong căng thẳng nhất từ trước đến nay. Tất cả các hồ, đập, bai dâng, suối đều cạn nước. Cao Phong thường xuyên thiếu nước cho sản xuất, nhưng năm nay tình trạng hạn và thiếu nước đang được đẩy lên mức kỷ lục. Hồ Đá Tra nơi bảo đảm tưới cho diện tích 200 ha cam thuộc khu 6, khu 7 thuộc thị trấn Cao Phong, hàng năm nước cao xăm xắp mặt đập, cao cả chục mét. Năm ngoái nước tụt xuống nhưng vẫn còn được vài mét. Thiếu nước, người trồng cam đã huy động chục máy bơm nước lấy nước tưới cam. Nước hồ không còn, máy bơm nằm bất động. Đợt mưa tối qua, nước đã lấp được những chỗ nứt nẻ mà hôm trước người ta có thể chạy bộ trên đáy hồ. Toàn huyện còn 6 hồ nhỏ nhưng cơ bản nằm trong tình trạng kiệt nước. Ông Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Tình trạng thiếu nước cho sản xuất diễn ra hơn 1 tháng nay. Thiếu nước tưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mía và cam. Theo điều tra sơ bộ, huyện Cao Phong có 900/1.300 ha cam, 800/2.500 ha mía bị hạn nặng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng xuất, sản lượng. Đợt mưa vừa rồi, giúp dân trồng cam nhẹ lòng ít nhiều, tình trạng căng thẳng nước tưới cho cam, mía phần nào được cải thiện, chí ít đất tăng cường độ ẩm.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi Cục phó, Chi cục BVTV, khó nhất là Cao Phong không có nguồn sinh thủy dồi dào. Giải pháp trước mắt là sử dụng nguồn nước ít ỏi hợp lý và tiết kiệm. Về lâu dài sẽ phải áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt, duy trì thảm cỏ để giảm lượng nước tưới thất thoát, bảo đảm độ ẩm cần thiết cho cam. Đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, nâng cao năng lực tưới tại các công trình thủy lợi trên địa bàn. Khi dự án WB 7 hoàn thành, năng lực tưới của hồ Đá Tra sẽ nâng lên 400 ha (gấp hai lần hiện tại).
Các nhà quản lý cho rằng: Diện tích cam của Cao Phong phát triển “nóng”, hệ thống thủy lợi không theo kịp sự phát triển. Huyện mong muốn chủ đầu tư công trình hồ Cạn Thượng đẩy nhanh tiến độ thi công đến cao trình thiết kế để cải thiện bảo đảm nước tưới cho 1/4 diện tích toàn huyện. Song đến nay do thiếu vốn việc thi công rất chậm và chưa đưa vào khai thác. Theo các nhà chuyên môn, về lâu dài, không chỉ Cao Phong mà cả các địa phương khác cần quy hoạch thủy lợi phù hợp với sản xuất để bảo đảm tính phát triển bền vững.
Lê Chung
.
(HBĐT) - Trong 4 năm (2011 - 2014), ở 87 xã thuộc 11 huyện trong Dự án PSARD toàn tỉnh ước thực hiện trên, dưới 1.800 hạng mục CDF, tỷ lệ đóng góp của người dân trong tổng chi phí các hạng mục CDF trong các năm khoảng 36% với 3 loại đóng góp chủ yếu là góp công, hiến đất và góp tiền.
(HBĐT) - Ngày 20/4, tại TPHB, đã diễn ra hội thảo giới thiệu dự án “Thúc đẩy công khai minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý ngân sách Nhà nước”. Hội thảo do HĐND tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
(HBĐT) - Từ cuối năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, để cụ thể hoá chương trình xây dựng NTM, huyện Mai Châu đã khẩn trương hoàn thiện bộ máy chỉ đạo từ huyện đến xã, 130 xóm, bản lập ban phát triển thôn.
(HBĐT) - Mặc dù không phải là xã được huyện chọn làm điểm xây dựng NTM ngay từ đầu, nhưng trong những năm gần đây, quá trình xây dựng NTM tại xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xã đã có nhiều tiêu chí đạt và vượt so với kế hoạch, tạo tiền đề để thực hiện thành công quá trình xây dựng NTM. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 16,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,9%.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc được phân bổ 22, 3 tỉ đồng từ nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 23 xã.
(HBĐT) - Đến xã Bình Thanh (Cao Phong) hỏi về mô hình chăn nuôi và đem lại thu nhập cho người dân nhất, phần lớn người dân nơi đây đều nói mô hình nuôi dê. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi được khuyến nông viên xã đưa đi thăm mô hình nuôi dê của một vài hộ. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Bách ở xóm Lòn.