Mô hình nuôi bò sữa đang thu hút nhiều hộ chăn nuôi tại xã Liên Sơn (huyện Lương Sơn).
(HBĐT) - Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia. Điển hình như hoạt động đầy sức thuyết phục của tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn.
Ông Nguyễn Văn Sinh, tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn cho biết: Lúc đầu, các hộ trên địa bàn xã thành lập nhóm cùng sở thích nuôi bò sữa gồm 7 thành viên, tự nguyện đi thực tế học hỏi kinh nghiệm tại trại nuôi lớn ở một số địa phương lân cận. Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Liên Sơn tập trung hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa với các nội dung: xây dựng chuồng trại, mua con giống, mua máy thái cỏ, trồng cỏ, máy vắt sữa, tập huấn kỹ thuật và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xóm Liên Khuê. Khi được tiếp cận nguồn vốn vay, các hộ rất phấn khởi và coi đây là động lực để khẳng định sự quyết tâm của mình. Sau 1 năm thực hiện dự án, thấy được hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi bò sữa mang lại, nhiều hộ đã đăng ký xin gia nhập nhóm. Đến nay, xã Liên Sơn đã thành lập được tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa với 16 hộ tham gia. Năm 2014, tổ đã được Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam phê duyệt dự án vay vốn với số tiền 800 triệu đồng cho 16 hộ, mỗi hộ vay 50 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn tự có của gia đình, hiện nay tổ hợp tác có tổng số 45 con bò, trong đó 21 con cho sữa. Nhờ đó đã giúp các hộ nâng cao thu nhập.
Theo nhận định của các hộ: Nuôi bò sữa vất vả hơn so với nuôi các loại gia súc, gia cầm truyền thống. Bởi vì yêu cầu phải có diện tích trồng cỏ và phải gắn bó suốt cả ngày với chúng. Nhưng bù lại, bò sữa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hiện nay, mỗi hộ thành viên của tổ hợp tác nuôi 2 - 3 con bò lượng sữa cho khai thác hàng ngày từ 16 - 17kg/con, được Công ty Sữa quốc tế Ba Vì thu mua với giá trung bình 13.000 đồng/kg. Từ mức giá này, bò sữa đang mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Bình quân mỗi con cho thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Tuy thu nhập cao nhưng để áp dụng mô hình chăn nuôi này, người nông dân cần có nhiều vốn để mua bò giống, đầu tư hệ thống chuồng trại, trồng cỏ, thức ăn cho bò. Theo các hộ chăn nuôi, hiện nay số vốn đầu tư cho 1 con bò giống (từ 50- 60 triệu đồng), muốn có lợi nhuận thì phải nuôi từ 4-5 con trở lên trong khi vốn đầu tư ban đầu cho đàn bò, tính cả làm chuồng trại, tiền mua thức ăn... cũng cần đến cả trăm triệu đồng. Số vốn này không nhỏ đối với người nông dân. Bên cạnh đó, nuôi bò sữa cũng phải đầu tư máy vắt sữa và kỹ thuật chăn nuôi cao. Vì vậy, mong muốn của người chăn nuôi bò sữa là được các cấp, ngành tiếp tục quan tâm mở các lớp đào tạo, giúp nông dân áp dụng KH-KT vào chăn nuôi để đàn bò được khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng nguồn sữa và tạo nguồn vốn vay ưu đãi giúp người chăn nuôi có hướng đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao thu nhập.
Thanh Hằng
(Trung tâm KN-KN tỉnh)
(HBĐT) - Đến nay, các khu công nghiệp trong tỉnh có 63 dự án đầu tư, trong đó 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 389, 79 triệu USD và 46 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 7.200 tỷ đồng. Đã có 40 dự án đi vào hoạt động.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh đã chủ động xây dựng các giải pháp chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác ngân hàng. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, giám sát chặt chẽ các TCTD thực hiện các giải pháp tiền tệ, hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh.
(HBĐT) - Tính đến hết năm 2014, xã Mãn Đức (Tân Lạc) đạt được 11 tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh những tiêu chí có thể huy động từ nhân dân như nhà ở dân cư, còn tiêu chí hiện chưa đạt liên quan đến nguồn vốn đầu tư của Nhà nước như nhà văn hóa các xóm, giáo dục, y tế, môi trường.
(HBĐT) - Chúng tôi đã nghe nói nhiều về chị - doanh nhân Vũ Thị Hợp (ảnh) - nhà kinh doanh “có tâm và tầm”... Khi gặp chị, cảm nhận về những điều đã nghe thật đúng. Không những vậy, chúng tôi còn thấy ở chị sự cởi mở, chân thành, chia sẻ và quyết đoán.
(HBĐT) - Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 19,87 triệu USD, giảm 8,8 % so với tháng trước, lũy kế 4 tháng ước đạt 71,18 triệu USD, tăng 85,16% so với cùng kỳ, thực hiện 39,55% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Mặc dù tình hình kinh tế nói chung chưa có nhiều chuyển biến tích cực, song, thu NSNN trong những tháng đầu năm 2015 của huyện Lương Sơn được đánh giá có kết quả khả quan. Theo đó, số thu ngân sách huyện trong 4 tháng đầu năm đạt 35,4% so với kế hoạch của tỉnh giao và bằng 162,5% so cùng kỳ năm trước.