(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (các Bộ, ngành trung ương và địa phương) tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
Chỉ thị nêu rõ, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 là tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý, kinh tế phát triển bền vững; đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng.
Phấn đấu GDP trên 6,5%
Về định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên 6,5%.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khuyến khích nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu đối với những mặt hàng không thiết yếu; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các giải pháp, mục tiêu được nêu tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng
Cùng với đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng; chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; thực hiện tốt chính sách dân tộc và tôn giáo.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ; tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
Thu từ xuất nhập khẩu tăng 6 - 8%
Về nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, đối với dự toán thu ngân sách nhà nước, đặt mục tiêu huy động vào ngân sách nhà nước năm 2016 từ thuế, phí khoảng 18 - 19% GDP. Dự toán thu nội địa (không kể thu từ sử dụng đất) phấn đấu tăng bình quân tối thiểu từ 15% trở lên so với đánh giá ước thực hiện năm 2015 (loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách).
Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu phấn đấu tăng bình quân tối thiểu 6 - 8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2015. Mức tăng thu cụ thể tuỳ theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.
Chi ở mức hợp lý
Đối với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2016, Chỉ thị nêu rõ, chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 phải phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và giai đoạn 5 năm 2016 - 2020; chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giữ tỷ trọng trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý, phấn đấu bố trí tổng mức theo nguyên tắc: vay bù đắp bội chi từ nguồn vốn trong nước và vốn vay ODA cho đầu tư phát triển theo cam kết với các nhà tài trợ; tiền thu sử dụng đất, một phần tiền thu từ sử dụng tài nguyên theo tinh thần Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI...
Các Bộ, ngành và địa phương cần xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực theo đúng định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước và các chính sách, chế độ, định mức hiện hành; ưu tiên tăng chi cho quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; ưu tiên bố trí chi ngân sách cho một số lĩnh vực quan trọng theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội...
PV (TH)
(HBĐT) - Nhanh nhạy trong ứng dụng khoa học công nghệ, đưa các sản phẩm nông nghiệp giá trị cao tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, nông dân huyện Lương Sơn là lực lượng tiên phong trong phong trào thi đua SX -KD giỏi, góp phần thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở địa phương.
(HBĐT) - Đến Noong Luông (Mai Châu) tìm hiểu về phong trào xây dựng NTM, chúng tôi thực sự ấn tượng bởi sự đồng lòng, chung sức của bà con nơi đây. Là xã nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, khả năng đóng góp bằng tiền cho xây dựng NTM không dễ nhưng với nhận thức làm NTM là cho chính mình, bằng sức mình, bà con nơi đây đã tự nguyện đóng góp ngày công lao động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng và hiến đất để mở rộng đường. Theo thống kê chưa đầy đủ, người dân đã đóng góp trên 600 ngày công và hiến 5.000 m2 đất các loại để xây dựng các công trình dân sinh.
(HBĐT) - Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, TT Chi Nê (Lạc Thuỷ) đã xuất hiện nhiều tấm gương NCT năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Trong đó, nhiều mô hình kinh tế phát triển theo hướng mới đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình và niềm vui trong cuộc sống của NCT. Ông Bùi Văn Chung ở khu 13 là một trong những người như thế.
(HBĐT) - Cuối tháng 5 cũng là cuối vụ thu hoạch dưa hấu, dưa bở của nông dân huyện Kim Bôi. Dọc tuyến đường 21 từ xã Tú Sơn, Đông Bắc đến Nam Thượng, Sào Báy vẫn rải rác khá nhiều điểm bán dưa. Giá bán của hai loại nông sản hàng hóa vào thời điểm này không làm cho người nông dân vui.
(HBĐT) - Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX luôn được xác định là thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của KT- XH. Tuy nhiên, thực tiễn tại tỉnh ta cho thấy, khu vực kinh tế này đang tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng tới phát triển bền vững.
(HBĐT) - Cam, quýt, ngọn su su, thanh long ruột đỏ... là các loại nông sản mũi nhọn của tỉnh ta đến nay đã xác lập chỗ đứng khá tốt trên thị trường nội tỉnh. Tuy nhiên, cái đích mà ngành nông nghiệp đặt ra là phải tiếp cận được những thị trường lớn và hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu. Để làm được điều đó, một trong những “chiếc chìa khóa vàng” dành cho nông sản địa phương là chứng nhận VietGAP.