Nông dân xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông dân xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững được Hội ND huyện Yên Thủy phát động hàng năm. Cũng từ đây, tinh thần tương thân, tương ái trong cán bộ, hội viên được khơi dậy, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

 

Đồng chí Bùi Văn Lương, Chủ tịch Hội ND huyện đưa chúng tôi đến thăm hộ gia đình hội viên Bùi Thị Vĩnh ở khu I, thị trấn Hàng Trạm, một trong nhiều hộ hội viên điển hình trong phát triển kinh tế. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, đến nay gia đình bà Vĩnh đã gây dựng được cơ ngơi khá với mô hình trồng cây ăn quả có múi bao gồm bưởi và chanh kết hợp chăn nuôi bò sinh sản. Hàng năm, từ mô hình mang lại thu nhập 400 - 500 triệu đồng, tạo việc làm cho 7 - 10 lao động thời vụ. Một điển hình khác là ông Đinh Gia Tải ở xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc với mô hình sản xuất, kinh doanh đa ngành TTCN, vận tải, chăn nuôi đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 10 lao động.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Lương, đây chỉ là hai trong hàng chục tấm gương hội viên nông dân nghị lực, vươn lên phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ hội viên và con em hội viên khác có việc làm, thu nhập, thoát nghèo. Song hành với hội viên phát triển kinh tế, các cơ sở Hội đã chủ động phối hợp với phòng NN &PTNT huyện, trạm KN -KL, doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất. Từ năm 2011 đến nay, Hội đã phối hợp thực hiện 42 mô hình trình diễn, tiêu biểu như mô hình: trồng 25 ha bí xanh an toàn, ngô nếp HN88, ngô lai SB099, LVN25, lúa thiên ưu 8, sản xuất rau giống Hàn Quốc, bưởi da xanh, bưởi Diễn... Qua tuyên truyền, phổ biến tiến bộ KH -KT đã tạo điều kiện để hội viên và nông dân tiếp cận, ứng dụng vào sản xuất. Bên cạnh đó, Hội đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, dịch vụ BVTV có hiệu quả. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Hội đã lồng ghép, tổ chức được 354 lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ, chuyển giao KH -KT cho trên 12.400 lượt người, cấp phát 1.700 tờ quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho hơn 3.300 lượt người tham gia.

 

Đến nay, Hội nông dân các xã đã thành lập được 5 tổ hợp tác phát triển kinh tế với 151 thành viên. Các tổ duy trì hoạt động hiệu quả, ban quản lý tổ có trách nhiệm cung ứng vật tư, giống, phân bón, ký kết bao tiêu sản phẩm cho các thành viên. Điển hình là Hội ND các xã Ngọc Lương, Yên Lạc, Đoàn Kết, Lạc Thịnh và thị trấn Hàng Trạm. Hội còn phối hợp với Ngân hàng NN &PTNT huyện thực hiện thỏa thuận hợp tác theo Nghị định số 41  NĐ /CP về việc thành lập tổ, nhóm tín chấp vay vốn cho nông dân. Hiện, đã thành lập 84 tổ vay vốn với 1.860 thành viên, tổng dư nợ trên 49 tỷ đồng, phối hợp với ngân hàng CSXH thành lập 55 tổ vay vốn với 2.840 thành viên, tổng dư nợ trên 36 tỷ đồng. Hội tiếp tục quản lý 4 dự án từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân với số vốn gần 2 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn T.ư hơn 1, 4 tỷ đồng, vốn của tỉnh 405 triệu đồng cho 92 hộ vay, vận động hội viên được 185 triệu đồng cho 28 hộ nghèo vay.

 

Từ phong trào thi đua ở các cấp hội, số hộ đạt SX -KD giỏi hàng năm ngày càng tăng. Qua bình xét công nhận năm 2014, toàn huyện Yên Thủy có 3.385 hộ, trong đó có 17 hộ cấp T.ư, 127 hộ cấp tỉnh, 886 hộ cấp huyện và 3.335 hộ cấp cơ sở.

 

                                                                                

 

                                                                         Hồng Ngọc

Các tin khác

Từ định hướng liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, tỉnh ta đã mở rộng diện tích khoảng 600 ha chè Shan tuyết tại các xã vùng cao huyện Mai Châu, Đà Bắc.  Ảnh: Nông dân xã Yên Hòa (Đà Bắc) thu hoạch chè.
Các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu giai đoạn 2010 – 2015 nhận giấy khen của UBND huyện.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh thăm, tìm hiểu mô hình dệt thổ cẩm thuộc dự án giảm nghèo tại xóm Sát Thượng, xã Tự Do (huyện Lạc Sơn).
Lực lượng thường trực PCTT & TKCN cùng nhân dân tổ 24 – 25 phường Chăm Mát khắc phục sự cố thiên tai chiều ngày 3/6.

Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn theo các tiêu chí NTM

(HBĐT) - Là xã thuần nông, trên địa bàn không có các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh nên việc huy động nguồn lực xây dựng NTM của xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) có nhiều hạn chế. Nguồn lực chính hỗ trợ cho chương trình là nguồn ngân sách của tỉnh và huyện. Nguồn ngân sách xã chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương trong giai đoạn mới. Trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng của xã lại thiếu và chưa đồng bộ, nhu cầu đầu tư lớn, thậm chí là cấp thiết đối với nhiều công trình thiết yếu phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Bài 1: Nông sản rớt giá và nguyên nhân

(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, câu chuyện “được mùa rớt giá, được giá mất mùa” đối với hàng hóa nông sản đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của nông dân tỉnh ta. Thu nhập chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông nghiệp, đối với nông dân, mất mùa, không tiêu thụ được sản phẩm, giá cả thấp... đồng nghĩa với việc người nông dân trở nên nghèo ngay trên tài nguyên giàu có của đất đai, sức lao động.

Thúc đẩy công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lý Ngân sách nhà nước

(HBĐT) - Ngày 3/6, Ban quản lý dự án HĐND tỉnh phối hợp với BQL Dự án Hội nông dân tỉnh, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng và Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng tổ chức hội thảo “Đánh giá hiện trạng công khai, minh bạch và sự tham gia của người dân vào quản lí ngân sách nhà nước”.

Tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,34%

(HBĐT) - Trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.270 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 6.330 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, bằng 40,76% kế hoạch năm.

Đoàn công tác Bộ Hợp tác và Phát triển Đức làm việc tại tỉnh ta

(HBĐT) - Sáng 2/6, đoàn công tác của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển (BMZ), KFW và GIZ, Cộng hòa Liên bang Đức do bà Josefinev Brunhilde West, Vụ trưởng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về dự án phát triển lâm nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng.

Phát triển thương hiệu dệt thổ cẩm Chiềng Châu

(HBĐT) - Khi du lịch cộng đồng ở Mai Châu phát triển thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Tuy nhiên, ban đầu sản xuất thổ cẩm ở Mai Châu chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún. Với mục tiêu “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Hoà Bình”, năm 2009, hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở NN &PTNT cùng với tổ chức Jica của Nhật Bản. Đây được xem là mô hình điểm nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục