(HBĐT) - Ngày 22/5, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 1987/TCT-QLN chỉ đạo triển khai thực hiện một số biện pháp quản lý nợ thuế, theo đó, để góp phần hoàn thành dự toán thu NSNN năm 2015 và hoàn thành mục tiêu quản lý nợ thuế, Tổng Cục thuế đề nghị các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường thu hồi nợ thuế trong năm 2015:

 

- Rà soát căn bản việc xây dựng kế hoạch thu tiền thuế nợ theo từng tháng đối với số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2014, đồng thời đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch có hiệu quả.

 

- Triển khai kịp thời và báo cáo những vướng mắc phát sinh trong thực hiện các quy định mới về gia hạn nộp thuế, tính tiền chậm nộp tiền thuế có hiệu lực từ 1/1/2015.

 

- Triển khai các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ như: phân loại tiền thuế nợ đúng quy định làm cơ sở đôn đốc thu tiền thuế nợ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận quản lý nợ và bộ phận thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đối với các khoản tiền thuế; đôn đốc thu tiền thuế nợ...

 

- Tăng cường lực lượng để triển khai quyết liệt các trường hợp phải cưỡng chế nợ thuế theo quy định: lập danh sách người nợ thuế (NNT) phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ; tập trung nguồn lực để thực hiện cưỡng chế, trước mắt tiến hành cưỡng chế trước đối với NNT có số tiền thuế nợ lớn hoặc thời gian nợ thuế kéo dài; phân công phối hợp thực hiện tốt việc xác minh, thu thập thông tin người nợ thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế... 

 

- Bộ phận quản lý nợ thuế chủ động phối hợp với bộ phận quản lý đất đai rà soát, tổng hợp, báo cáo đầy đủ số nợ tiền sử dụng đất. Trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành, báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 64 - Luật Đất đai năm 2013.

 

- Phối hợp thực hiện công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế lớn, chây ỳ. Tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo các ngành trên cùng địa bàn như kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch - đầu tư... phối hợp với cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.

 

Năm 2015, để đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu nợ theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính..., Cục Thuế tỉnh đã và đang khẩn trương triển khai giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo các bộ phận, cá nhân được phân công quản lý nợ thuế, đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng người nộp thuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thông tin chính xác. Tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế sai nếu phát hiện không đúng, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp không chính xác...; thực hiện phối hợp giữa các Phòng chức năng như: Thanh tra thuế, kiểm tra thuế và kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản xác định thông tin chính xác phục vụ cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

 

Tiếp tục thực hiện thu tiền thuế nợ bù trừ qua hoàn thuế; phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, Sở Kế hoạch và Đầu tư... để đôn đốc hoặc thực hiện cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Tăng cường tham mưu cho UBND tỉnh và BCĐ chống thất thu và đôn đốc thu, nộp Ngân sách Nhà nước, chỉ đạo kịp thời các ngành chức năng có liên quan trên địa bàn, phối hợp với cơ quan thuế để thu hồi nợ thuế, đặc biệt triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

           

 

                                                                      Văn Hồng Quý

                                                                     (Cục Thuế tỉnh)

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục