(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52 hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đổi mới.

 

Thông tư hướng dẫn một số chính sách đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118 của Chính phủ gồm: vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng; quản lý thu, chi của nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết giữ lại để phục vụ hoạt động SX-KD của công ty.

 

Theo đó, công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện xác định vốn điều lệ điều chỉnh theo quy định tại khoản 1, Điều 19, Nghị định số 118 của Chính phủ.

 

Nguyên tắc điều chỉnh tăng, hồ sơ và trình tự phê duyệt vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 220 của Bộ Tài chính.

 

Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với sản xuất là rừng trồng theo quy định sau: mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mức trích cụ thể và thời gian trích do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.

 

Doanh nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập; giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

 

Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng, phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

 

 

 

 

                                                                          PBĐ-TL (TH)

 

 

Các tin khác

HTX Trung Sơn, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm.
Nhiều hộ dân ở xã Mai Hạ đã từng bước thoát nghèo từ phát triển chăn nuôi.
Tỏi ở các xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hoà Bình ươm cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng.

Xuất Hóa - nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Hảo, Bí thư Đảng uỷ xã Xuất Hoá (Lạc Sơn) chia sẻ: So với đầu nhiệm kỳ XXV (2010 - 2015), hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập bình quân của xã đạt gấp 3 lần (đạt 20 triệu đồng/ người/năm). Quan trọng hơn là suy nghĩ, cách làm trong phát triển KT-XH của người dân đã thay đổi khá nhiều; tư duy về phát triển hàng hoá, năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế hộ được nâng dần về chất...

Kiểm tra mô hình ngô biến đổi gen tại xã Quyết Chiến

(HBĐT) - Ngày 21/6, lãnh đạo Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã đi kiểm tra, đánh giá hiệu quả mô hình trồng ngô biến đổi gen NK66BtGt tại xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc).

Có 230 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động SX-KD và giải thể

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 109 doanh nghiệp, chi nhánh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 552,55 tỷ đồng. Ngoài ra, có 230 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh và giải thể. Trong đó có 225 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất - kinh doanh và 25 doanh nghiệp giải thể chấm dứt hoạt động.

Thêm 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (1 dự án FDI vốn đăng ký là 0,7 triệu USD, 11 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 432 tỷ đồng).

Trung Thành tập trung phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng uỷ, UBND xã Trung Thành (Đà Bắc) luôn phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết sáng tạo, chủ động tìm hướng đi cho phát triển kinh tế, quan tâm xây dựng hạ tầng cơ sở, từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Lũng Vân vào vụ sản xuất mới

(HBĐT) - Đến xã Lũng Vân (Tân Lạc) những ngày trung tuần tháng 6, tiếng máy cày xen lẫn tiếng cười nói của người dân râm ran khắp cánh đồng. Năm nay thời tiết thuận lợi nên vụ chiêm thu hoạch sớm hơn mọi năm, năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha. Sau thu hoạch, nông dân khẩn trương làm đất, gieo mạ, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ mùa để dành đất cho vụ đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục