Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
(HBĐT) - Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh ta đang thực hiện các giải pháp cụ thể để phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống một cách bền vững hướng tới mục tiêu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói - giảm nghèo ở nông thôn.
Góp phần nâng cao đời sống nông thôn
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đang được duy trì và phát triển, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và tạo việc làm thường xuyên cho người dân. Chị Dương Thị Bin, Giám đốc Công ty Lục Nghiệp Thành cho biết: Yên Nghiệp có nghề dệt thổ cẩm thu hút nhiều phụ nữ tham gia. Sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân bước đầu được thị trường chấp nhận. Năm 2013, UBND tỉnh công nhận làng Lục là làng nghề truyền thống. Công ty được thành lập từ năm 2010, đến nay đã có 6 tổ sản xuất với 500 khung dệt trong xã và các xã lân cận, sản xuất các sản phẩm dệt truyền thống và đặt hàng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với thu nhập 2 triệu đồng /người/ tháng. Tuy nhiên, vấn đề đầu ra cho sản phẩm chưa thực sự ổn định và rất cần Nhà nước hỗ trợ mở rộng sản xuất, liên kết quảng bá, tiêu thụ sản phẩm để cơ sở làm ăn hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.
Theo đánh giá của Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NN &PTNT): Các cơ sở nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh đang dần khôi từng bước chuyển dịch từ quy mô nhỏ mang tính truyền thống sang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, như nghề nuôi ong, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến các món ăn dân tộc, chế biến nông, lâm, thủy sản... Toàn tỉnh hiện có 1.000 nghề truyền thống, làng có nghề với các nghề dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần, đồ gỗ, đá cảnh....Trong đó, nghề mây tre đan, cả tỉnh có trên 670 cơ sở, đang tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động, sản xuất nhiều loại sản phẩm đa dạng về mẫu mã và mang đặc trưng dân tộc. Trên 200 cơ sở may mặc, dệt may, thêu ren, thổ cẩm, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động, doanh thu 40 tỷ /năm, góp phần giữ gìn bản sắc của người Mường, Thái... Nhiều sản phẩm nghề truyền thống, làng nghề, có mặt ở thị trường trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu tại một số thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Hỗ trợ nghề, làng nghề truyền thống
Có thể khẳng định, ngành nghề truyền thống đang góp phần tích cực giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập ở nông thôn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập như sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, tiếp cận thị trường yếu. Có tới gần 80% cơ sở không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, hiện vẫn sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài, sự liên kết trong đào tạo nghề, cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, mẫu mã hàng hóa đơn điệu, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề trên, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 11, ngày 13/6/2014 về phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Trong đó xác định mục tiêu và giải pháp cụ thể: Phấn đấu đến năm 2015 công nhận 5 làng nghề, nghề truyền thống; giai đoạn 2016-2020 công nhận 10 làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân về giá trị sản xuất ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm thủy sản đến năm 2015 đạt 14% và 10% vào giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, cơ khí nhỏ đến năm 2015 đạt 14% và 9% giai đoạn 2016-2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nghề sản xuất hàng hóa, thủ công mỹ nghề đến năm 2015 đạt 31% và 14% giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015, dự kiến đào tạo cho 4.000 lao động /năm ngành nghề nông thôn và giai đoạn 2016-2020 đào tạo 5.000 lao động /năm. Đến năm 2020 giải quyết được khoảng 85.300 lao động làm việc tại cơ sở ngành nghề nông thôn... Phấn đấu đến năm 2020 có từ 80- 85% các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở chế biến nguyên liệu phục vụ ngành nghề nông thôn, các công đoạn phụ trợ trong ngành nghề nông thôn được cơ giới hóa.
Cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy, mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó, hỗ trợ 50 triệu đồng /cơ sở làng nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Ngoài ra hỗ trợ các cơ sở khi tham gia xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm qua các hội chợ, hỗ trợ lao động của các cơ sở tham gia chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đồng chí Đinh Duy Chuyên, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn, với chính sách đang triển khai, góp phần quan trọng để các cơ sở nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có cơ hội phát triển, khai thác được tiềm năng của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.
Do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trình bày tại kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh khoá XV.
(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế có cải thiện, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do cơ chế tính thuế mới được áp dụng, nguồn thu từ Công ty Thủy điện Hòa Bình tăng so với cùng kỳ 19%, tương đương 90 tỷ đồng; thu từ phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến tăng 60 tỷ đồng; thu từ phương cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 18 tỷ đồng năm 2015.
(HBĐT) - Từ một vùng “nóng” về ma túy, xã Pà Cò (Mai Châu) trở thành nơi đặt nhà máy sản xuất chè và nơi trồng chè shan tuyết lớn nhất tỉnh. Người đã làm thay đổi tư duy của nhiều gia đình nơi đây là bà Nguyễn Thị Tâm, ở phường Tân Thịnh (TPHB). Suốt nhiều năm qua, bà đã không quản ngại khó khăn gây dựng lên thương chè shan tuyết Pà Cò nổi tiếng.
(HBĐT) - Đánh giá hạn chế trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2014 đã thẳng thắn nêu lên: Việc cải cách hành chính trong các cơ quan QLNN còn chậm, năng lực cán bộ trong cơ quan QLNN, chất lượng công vụ, công tác phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế, vẫn còn nhiều cơ quan bị doanh nghiệp và người dân phản ánh gây khó khăn, nhũng nhiễu, cản trở hoạt động của doanh nghiệp mà chưa có bất cứ một trường hợp nào bị xử lý.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT).