(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.
Chương trình được thực hiện trên phạm vi địa bàn 287 huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là đạt mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 khoảng 10% - 12%.
Khuyến khích phát triển mặt hàng lợi thế của miền núi
Một trong những nội dung của Chương trình là khuyến khích phát triển thương nhân, các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Cụ thể, phát huy các doanh nghiệp do chính cư dân khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo quản lý và điều hành; tổ chức trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo với các thương nhân trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng giữa các thương nhân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng như với các thương nhân trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng khuyến khích phát triển mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, trong đó, khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua hệ thống phân phối trên thị trường nội địa; khuyến khích một số mặt hàng là lợi thế phát triển của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo xuất khẩu ổn định ra thị trường quốc tế.
Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi
Về xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Chương trình sẽ xây dựng, thiết lập hệ thống dịch vụ kho bãi, gia công, chế biến, bao bì, đóng gói, nhãn mác, giao nhận, vận chuyển hàng hóa, tài chính, ngân hàng, xây dựng hệ thống kho hàng tại các hải đảo, xây dựng và phát triển các điểm phân phối tổng hợp tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Đồng thời, xây dựng và phát triển hoạt động đối với chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Cụ thể, rà soát, đánh giá hiệu quả các hoạt động tại chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng hạ tầng chợ miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo từ ngân sách Trung ương; khuyến khích địa phương kêu gọi hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ từ các nguồn kinh phí của các tổ chức, đơn vị hợp tác.
P.V (TH)
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT).
(HBĐT) - Hiện nay, huyện Kim Bôi có 19 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135, trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn và 18 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 8 xã khu vực II. Vừa qua, UBND huyện Kim Bôi đã tiến hành rà soát xã, thôn hoàn thành chương trình 135 năm 2015. Thành phần hội đồng đánh giá, xét duyệt gồm lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các phòng, ban chức năng của huyện.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có 13 xã có chợ nông thôn đang hoạt động, còn 15 xã chưa có chợ và mới có 7 xã đạt tiêu chí số 7 trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM gồm Liên Vũ, Ngọc Sơn, Nhân Nghĩa (đạt năm 2013) và Tân Lập, Vũ Lâm, Văn Nghĩa, Phú Lương (đạt năm 2014). Để đáp ứng tiêu chí chợ NTM ở các xã đã có chợ còn lại gặp nhiều khó khăn.
(HBĐT) - Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh hiện duy trì ổn định 2.450 ha, số lượng lồng cá hiện có là 2.000 lồng. 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng cá thu hoạch đạt khoảng 3.191 tấn, trong đó sản luợng nuôi trồng 2.502 tấn; sản lượng khai thác 689 tấn.
(HBĐT) - Theo lộ trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM, đến năm 2015 huyện Đà Bắc không có xã nào về đích. Hiền Lương là xã được chọn làm điểm của tỉnh cũng mới chỉ đạt 14 tiêu chí. Xã Mường Chiềng, Tu Lý được chọn làm điểm xây dựng NTM của huyện cũng chỉ đạt từ 12 - 14 tiêu chí...
(HBĐT) - Trong 5 năm (2010 - 2015), xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) đã huy động gần 60 tỉ đồng thực hiện xây dựng NTM. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 13 tỉ đồng, hiến 3.200 m2 đất các loại để xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2010, xã mới đạt 4 tiêu chí, đến năm 2015 cơ bản đạt 19 tiêu chí, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.