Công trình Trạm y tế xã Thành Lập (Lương Sơn) đang hoàn thiện đáp ứng tiêu chí số 15 về y tế đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
(HBĐT) - Thành Lập (Lương Sơn) có nhiều lợi thế trong phát triển KT-XH và xây dựng NTM. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã đã đạt 11 tiêu chí. Đến nay, xã đã có 18/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, còn tiêu chí số 5 về trường học chưa đạt. Hiện trường tiểu học đang được đầu tư xây dựng. Trường THCS xã đã được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng với số vốn 5,8 tỉ đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ 2,5 tỉ đồng. Xã đang huy động mọi nguồn lực dồn sức thực hiện các tiêu chí còn lại để về đích NTM đúng lộ trình.
Trong 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2015), xã đã huy động nguồn lực trên 93,6 tỉ đồng trong đó vốn ngân sách trên 26,5 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp trên 2 tỉ đồng, vốn nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động, hiến đất trên 65 tỉ đồng. Xây dựng kết cấu, từng bước HĐH hạ tầng nông thôn phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của nhân dân được xã đặc biệt coi trọng. Hệ thống đường giao thông được cứng hoá đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi, giao lưu hàng hoá. Hệ thống kênh mương được kiên cố phục vụ sản xuất nông nghiệp. 6/6 thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt chuẩn đáp ứng được nhu cầu văn hoá, văn nghệ, thể thao của nhân dân... Ngoài ra, xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”gắn với thực hiện các phong trào “ Lương Sơn chung sức xây dựng NTM” và “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh”. Đến nay 6/6 thôn đạt làng văn hoá, trên 70% hộ gia đình văn hoá. Nhân dân trong xã đã tự chỉnh trang nhà cửa, các công trình phụ trợ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi cách xa đảm bảo vệ sinh. Có 95% hộ dân trong toàn xã sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Các hộ dân trong thôn tự thu gom và xử lý rác thải. Xã đã thành lập được tổ thu gom rác thải ở thôn Quan Trắng.
Với lợi thế là địa bàn nằm giáp ranh với các xã thuộc TP Hà Nội, có đường giao thông thuận tiện, vì vậy các ngành nghề CN-TTCN, thương mại - dịch vụ phát triển mạnh. Trên địa bàn xã hiện nay có các công ty khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, thương mại, xuất hiện nhiều hộ kinh doanh buôn bán, các tổ thợ cơ khí, thợ xây dựng, thợ may mặc... Các ngành nghề hoạt động đa dạng phong phú, vừa tăng thu nhập cho người dân, vừa giải quyết việc làm cho lao động.
Phát triển sản xuất nông nghiệp được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chương trình xây dựng NTM. Xã đã định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, bước đầu có hiệu quả kinh tế cao như sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đầu tư xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn. Trên địa bàn xã đã hình thành các mô hình sản xuất có hiệu quả như mô hình sản xuất rau hữu cơ ở thôn Sòng có 7 hộ tham gia, thôn Đồng Sương có 14 hộ tham gia, mô hình chăn nuôi ở thôn 3/2B có hơn 20 hộ tham gia. Nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển với hàng trăm hộ chăn nuôi, tổng đàn lên đến 200.000-300.000 con/năm. Công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất được quan tâm. Từ năm 2010 đến nay, xã đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức được 38 lớp chuyển giao KHKT với 1.657 người tham gia, 9 lớp nghề có 480 người tham gia góp phần đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Việc đầu tư máy móc cơ giới hoá trong các khâu sản xuất đã được quan tâm như khâu làm đất, thu hoạch và chế biến. Với hướng đi đúng, thu nhập của người dân trong xã ngày càng tăng lên từ 16 triệu đồng/người (năm 2010) tăng lên 27 triệu đồng (năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,15%.
Với tiến độ như hiện nay cộng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, việc hoàn thành xây dựng NTM ở Thành Lập đang tiến nhanh về đích.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất trên toàn tỉnh tiếp tục giảm 0,2-0,5% so với cuối năm trước, góp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, lãi suất huy động giảm chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn đã giảm khoảng 0,3%/năm. Tính chung, lãi suất cho vay hiện dao động quanh mức 9 - 11%/năm, thấp hơn mức 11-13%/năm của các năm 2005 - 2006 là thời kỳ phát triển ổn định.
(HBĐT) - 3 năm lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh tăng khoảng 22,4%, đưa tỉnh ta trở thành tỉnh đứng đầu khu vực miền núi Tây Bắc về sản lượng CAQCM. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đang mở ra, việc tăng nhanh diện tích CAQCM cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của vùng sản xuất hàng hóa. Theo Sở NN&PTNT “nhiễu loạn” chất lượng giống cây trồng là một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất.
(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan liên quan cụ thể hóa kế hoạch công tác của đơn vị mình lồng ghép với xây dựng NTM. Chú trọng truyền thông cho nhân dân về chủ trương, chính sách, nội dung, yêu cầu của chương trình để cùng chung tay vào cuộc.
(HBĐT) - Thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 – 2015), huyện Đà Bắc đã chú trọng đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, coi đây là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời đảm bảo tính bền vững cho công tác giảm nghèo của địa phương.
(HBĐT) - Ngày 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã đi kiểm tra Dự án nạo vét dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Kim Bôi. Cùng tham gia có giám đốc Sở NN&PTNT, BQL Dự án phát triển hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc Sở, các đơn vị liên quan và huyện Lạc Thủy.