Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) lựa chọn giống cây chất lượng tốt từ các cơ sở có uy tín.

Nông dân xã Thanh Hối (Tân Lạc) lựa chọn giống cây chất lượng tốt từ các cơ sở có uy tín.

(HBĐT) - 3 năm lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh tăng khoảng 22,4%, đưa tỉnh ta trở thành tỉnh đứng đầu khu vực miền núi Tây Bắc về sản lượng CAQCM. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đang mở ra, việc tăng nhanh diện tích CAQCM cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của vùng sản xuất hàng hóa. Theo Sở NN&PTNT “nhiễu loạn” chất lượng giống cây trồng là một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất.

 

Thực tế những năm gần đây, CAQCM của tỉnh đã tăng trưởng mạnh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Thống kê tại thời điểm cuối năm 2014, tổng diện tích CAQCM toàn tỉnh đạt 2.694 ha, trong đó, diện tích kinh doanh 1.239 ha, năng suất bình quân 220 tạ/ha, sản lượng 27,23 ngàn tấn. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh đã trồng mới trên 600 ha CAQCM. Ba loại cây được lựa chọn trồng nhiều nhất là cam (hiện chiếm khoảng 72% tổng diện tích), bưởi (chiếm khoảng 25% tổng diện tích) và chanh (chiếm khoảng 3% tổng diện tích).

 

Về chủng loại giống CAQCM chủ lực hiện nay: cây cam (trồng tập trung tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy) hiện có 3 nhóm giống chủ lực, gồm nhóm chín sớm (CS1, cam Marrs, quýt ôn Châu), nhóm chính vụ (Xã Đoài, Vân Du), nhóm chín muộn (cam V2, cam Canh). Đối với cây bưởi (trồng tập trung tại các huyện Tân Lạc, Lương Sơn và Yên Thủy), chủ yếu là các giống bưởi có chất lượng cao như Diễn, da xanh, nổi tiếng nhất là bưởi đỏ vùng Tân Lạc. Đối với cây chanh, tuy chưa hình thành được vùng sản xuất tập trung như hai loại cây cam và bưởi nhưng đang có chiều hướng phát triển mạnh về diện tích trồng mới, loại giống được sử dụng rộng rãi nhất là chanh đào.

 

Được biết, với tốc độ phát triển hiện nay, người trồng CAQCM toàn tỉnh có nhu cầu sử dụng hàng trăm nghìn cây giống mỗi năm. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tại vùng trồng mới nhiều nhất của tỉnh là huyện Cao Phong: năng lực cung ứng giống của các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống CAQCM đủ điều kiện được cấp phép chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu lượng cây giống. Điều này đồng nghĩa với việc người trồng CAQCM phải bất đắc dĩ tìm đến các cơ sở sản xuất - kinh doanh không đủ điều kiện để lựa chọn các loại giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Đây là khó khăn rất lớn cho những người làm công tác quản lý, giám sát và kiểm định chất lượng cây giống. Bởi thực tế tồn tại không ít cơ sở sản xuất cây giống chưa có hoặc thiếu cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, nhiều cơ sở kinh doanh giống không có hồ sơ nguồn giống hay hồ sơ không rõ ràng, không có nhãn hàng hóa theo quy định. Đương nhiên, hoạt động của các cơ sở như vậy gây nhiễu loạn thị trường giống CAQCM nói riêng và giống các loại cây trồng  nói chung.

 

Xác nhận thực tế trên và cho rằng đó là một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất CAQCM, mới đây, Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 700 gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất CAQCM bền vững. Theo đó nhấn mạnh, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng giống CAQCM. Trong các giải pháp cần chú trọng thực hiện thời gian tới, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tiến hành tổng rà soát, kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở kinh doanh giống CAQCM (mẫu biên bản kiểm tra và mẫu hướng dẫn đánh giá BB 1.10, kèm theo Thông tư số 45, ngày 3/12/2014 của Bộ NN&PTNT), kiên quyết loại bỏ các cơ sở không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng.

 

 

 

 

Theo Sở NN&PTNT, để tạo được giống cây ăn quả có múi (CAQCM) sạch bệnh nhất thiết phải sử dụng mắt ghép sạch bệnh ngay từ ban đầu và tuân thủ cách tạo dòng vô tính an toàn, đồng thời vệ sinh dụng cụ, tránh nhiễm bệnh trong quá trình ghép đoạn cành.

 

Cũng theo Sở NN&PTNT, hạn chế lớn nhất hiện nay trong sản xuất, cung ứng giống CAQCM của tỉnh là việc bình tuyển, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu thực hiện. Do vậy, dù nhiều cơ sở (của cả Nhà nước và tư nhân) có cơ sở vật chất và nguồn nhân lực khá tốt,  song chưa đảm bảo đủ điều kiện để sản xuất giống CAQCM. 

 

 

 

 

 

 

                                                                                Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục