Được sự hỗ trợ từ các chương trình dự án, nhiều hộ dân ở xóm Búa xã Trung Thành tập trung đầu tư phát triển cây chè shan tuyết đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Được sự hỗ trợ từ các chương trình dự án, nhiều hộ dân ở xóm Búa xã Trung Thành tập trung đầu tư phát triển cây chè shan tuyết đem lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 – 2015), huyện Đà Bắc đã chú trọng đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, coi đây là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời đảm bảo tính bền vững cho công tác giảm nghèo của địa phương.

 

Một trong những hoạt động liên kết thị trường đã được BQL Dự án Giảm nghèo - UBND huyện Đà Bắc xúc tiến hiệu quả thời gian qua là mô hình liên kết trồng mía đường nguyên liệu. Bắt đầu từ năm 2012, liên kết được triển khai trên địa bàn hai xã Cao Sơn và Vầy Nưa với tổng diện tích 22,564 ha, thu hút 99 hộ dân tham gia và doanh nghiệp đối tác là Công ty Cổ phần Mía đường Hòa Bình. Trong khuôn khổ Dự án, Công ty CP Mía đường Hòa Bình chịu trách nhiệm về việc cung cấp giống, phân vi sinh, chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người dân; 99 hộ trồng mía được tổ chức thành 6 nhóm đồng sở thích (CIG), chịu trách nhiệm sản xuất và bán sản phẩm cho đối tác theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng; BQL Dự án Giảm nghèo huyện Đà Bắc là chủ thể đại diện cho các hộ dân ký hợp đồng với doanh nghiệp đối tác và tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả vụ mía năm đầu tiên, năng suất mía bình quân đạt 88,831 tấn/ha, vượt so với đề xuất 8,831 tấn/ha, đạt 111,04% so với đề xuất; tổng khối lượng mía thu hoạch được là 2.004,391 tấn (tương ứng với số tiền thu được trên 2 tỷ đồng). Như vậy, lợi nhuận bình quân 1 ha sau khi trừ toàn bộ chi phí đạt 40,5 triệu đồng/ha, trong đó nhóm CIG xóm Tằm (xã Cao Sơn) thu được lãi ròng cao nhất là 52,6 triệu đồng/ha, nhóm CIG xóm Trà Ang (xã Vầy Nưa) thu được lãi ròng thấp nhất là 33,1 triệu đồng/ha. Được biết, vụ thu hoạch mía vừa qua cũng đã đạt kết quả tốt, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, huyện Đà Bắc tiếp tục đề xuất thực hiện việc liên kết thị trường giữa doanh nghiệp và người dân tại 4 xã Cao Sơn, Vầy Nưa, Đoàn Kết, Đồng Ruộng với tổng diện tích là 118,21 ha, thu hút 387 hộ tham gia chia làm 18 nhóm CIG.

 

Tuy không đạt kết quả đầy thuyết phục như tiểu dự án liên kết trồng mía đường nguyên liệu, nhưng các hoạt động liên kết thị trường khác như khôi phục và mở rộng diện tích chè shan tuyết tại xã Trung Thành, liên kết trồng gừng trâu tại xã Đồng Chum… đã hé mở những cơ hội mới cho người dân nghèo huyện Đà Bắc. Theo BQL Dự án Giảm nghèo huyện, việc đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường là hoạt động mới, có tính khả thi cao của Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 - 2015). Thông qua nỗ lực kết nối doanh nghiệp và người sản xuất, Dự án đã tạo được chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của việc liên kết thị trường tìm kiếm đầu ra cho nông sản. Tiếp tục những thành quả đã đạt được, đầu năm nay, Dự án Giảm nghèo huyện Lạc Sơn đã đồng loạt triển khai các hoạt động liên kết thị trường tại 5 xã vùng dự án: liên kết trồng mía nguyên liệu trên 140 ha tại xã Cao Sơn, Vầy Nưa, Đoàn Kết, Đồng Ruộng; liên kết trồng trên 70 ha gừng tại xã Đồng Chum, Tiền Phong, Vầy Nưa; liên kết trồng mới và khôi phục 51,7 ha chè shan tuyết tại xã Trung Thành…

 

Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc khẳng định: Trong nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo của địa phương, huyện Đà Bắc xác định giải pháp trọng tâm cần tiếp tục thực hiện tốt là đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, kết nối doanh nghiệp và người nông dân để đảm bảo đầu ra của nông sản được ổn định. Song song với đó, sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra môi trường sản xuất mới cho người nông dân, đưa một số loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Riêng về Dự án Giảm nghèo giai đoạn II huyện Đà Bắc. Dự án đã kết thúc vào cuối tháng 6 vừa qua, giai đoạn tiếp theo sẽ được triển khai từ tháng 7/2015 đến năm 2018. Theo đó, đối với các tiểu dự án sinh kế và các nhóm CIG đã được thành lập từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Đà Bắc đề nghị các Ban Phát triển xã phối hợp với cán bộ CF thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của các nhóm và có sự chỉ đạo tham vấn tháo gỡ khó khăn giúp cho các nhóm sinh kế hoạt động tốt và có hiệu quả bền vững./. 

 

 

                                                                              Thu Trang

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục