(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá giống cây trồng của huyện Cao Phong để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, UBND tỉnh quyết định phê duyệt đơn giá giống cây trồng (lúa, ngô) để hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn của tỉnh như sau: Giống lúa lai Nhị ưu 838CT có giá 73.000 đồng/kg. Giống lúa thuần BC-15XN giá 32.000 đồng/kg. Giống ngô lai NK54 giá 105.000 đồng/kg. Giống ngô lai LCH9 giá 95.000 đồng/kg. Giống ngô lai Bioseed 9698 giá 86.000 đồng/kg. Đơn giá trên là giá tối đa, đã bao gồm các loại thuế và cước phí vận chuyển đến trung tâm xã và được bàn giao giống cho người dân tại trung tâm xã. Đơn giá được áp dụng thực hiện trong năm 2015.
UBND tỉnh giao Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, Trưởng Ban Dân tộc và Chủ tịch UBND huyện Cao Phong chịu trách nhiệm thi hành Quyết định trên.
(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
(HBĐT) - Triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ đề ra cho ngành thuế trong năm 2015 đạt 90% doanh nghiệp (DN) tham gia dịch vụ nộp thuế điện tử (NTĐT). Ngành thuế tỉnh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành góp phần đạt được mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt cho biết: Xác định giao thông là đòn bẩy để phát triển, trong điều kiện nhiều khó khăn, những năm qua, huyện Cao Phong đã dành nguồn vốn đầu tư thỏa đáng, huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Cao Phong có 13 xã và thị trấn với 367,2 km đường giao thông các loại, bao gồm: 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 1145,3 km đường thôn, xóm, 123,5 km đường ngõ, thôn, xóm.
(HBĐT) - Vầy Nưa là một xã vùng lòng hồ sông Đà của huyện Đà Bắc, kinh tế nói chung còn khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Vầy Nưa tận dụng lợi thế về phát triển chăn nuôi, thủy sản... từng bước ổn định KT-XH, nâng mức sống của người dân dần cải thiện.
(HBĐT) - Thành Lập (Lương Sơn) có nhiều lợi thế trong phát triển KT-XH và xây dựng NTM. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã đã đạt 11 tiêu chí. Đến nay, xã đã có 18/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, còn tiêu chí số 5 về trường học chưa đạt. Hiện trường tiểu học đang được đầu tư xây dựng. Trường THCS xã đã được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng với số vốn 5,8 tỉ đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ 2,5 tỉ đồng. Xã đang huy động mọi nguồn lực dồn sức thực hiện các tiêu chí còn lại để về đích NTM đúng lộ trình.
(HBĐT) - Cuộc sống của bà con ở Pù Bin (Mai Châu) chủ yếu dựa vào đồi rừng và làm ruộng. Tuy nhiên, diện tích canh tác ít, việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế nên cuộc sống của bà con nơi đây gặp nhiều khó khăn. Từ khi có vốn và nắm được kỹ thuật sản xuất, cũng mảnh đất ấy, hiệu quả kinh tế mang lại đã khác hẳn.