(HBĐT) - Thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật (NKT) giai đoạn 2012 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh vừa ban hành Quy định danh mục nghề và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho NKT trên địa bàn tỉnh. Đối tượng được hỗ trợ là NKT từ đủ 14 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ) đang cư trú trên địa bàn tỉnh có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học.
Theo quy định mới ban hành, NKT sẽ được hỗ trợ một lần theo chính sách của Đề án trợ giúp NKT giai đoạn 2012 – 2020; NKT thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại trong thời gian học nghề theo mức quy định tại Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nguồn kinh phí được bố trí trong Chương trình MTQG về Việc làm và huy động linh hoạt từ các nguồn kinh phí khác.
Cụ thể, UBND tỉnh quy định danh mục gồm 16 nghề và định mức hỗ trợ đào tạo cho từng nghề như sau: Mức 4,2 triệu đồng/người/khóa học áp dụng đối với nghề điện tử dân dụng. Mức 4 triệu đồng/người/khóa học áp dụng đối với nghề cắt uốn tóc và trang điểm thẩm mỹ. Mức 3,6 triệu đồng/người/khóa học áp dụng đối với nghề may dân dụng. Mức 3,5 triệu đồng/người/khóa học áp dụng đối với nghề may công nghiệp và chăm sóc hoa/cây cảnh. Còn lại 10 nghề khác (thêu tay truyền thống, đan lát thủ công, cắm hoa, chổi chít, thêu/dệt thổ cẩm, trồng cây…) được hỗ trợ mức kinh phí 3 triệu đồng/người/khóa học.
Thu Trang (TH)
(HBĐT) - Năm 2015 là năm thứ 5 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đánh giá của huyện, nhờ đặt trọng tâm công tác tuyên truyền nên qua hơn 4 năm triển khai thực hiện toàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Thực tế, bộ mặt nông thôn trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 – 2015, hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh được tăng cường với 53 hội chợ triển lãm được tổ chức, thu hút gần 3.500 doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và một số nước bạn tham gia, trên 840.000 lượt khách đã tới thăm quan, mua sắm. Bên cạnh đó, đã giới thiệu và hỗ trợ gần 100 lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ cấp khu vực tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước góp phần giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Có thể khẳng định, huyện Cao Phong có 2 lợi thế cạnh tranh là sản xuất nông nghiệp hàng hóa với 2 sản phẩm chủ lực là mía, cam và du lịch dịch vụ. Xác định như vậy nên nhiều năm nay, Cao Phong không say sưa với câu chuyện các dự án phát triển công nghiệp mà tập trung triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế so sách đặc thù này để tạo sự phát triển riêng và bền vững.
(HBĐT) - Kho bạc Nhà nước (BNN) huyện Yên Thủy là một đơn vị có truyền thống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ thu chi ngân sách Nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Theo lãnh đạo xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Từ một xã cơ bản thuần nông, CN-TTCN hầu như không có gì, dịch vụ phát triển chậm. Xây dựng NTM đã làm thay đổi về tư duy cũng như hành động và cả diện mạo KT-XH và đời sống người dân. Xã Đồng Tâm đang tranh thủ sự hỗ trợ phấn đấu trở thành xã đạt tiêu chuẩn NTM vào năm nay.
(HBĐT) - Chiều 29/7, Đoàn công tác của Văn phòng điều phối NTM T.Ư đã có buổi làm việc với BCĐ chương trình xây dựng NTM huyện Cao Phong và kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Dũng Phong.