Thông qua các lớp dạy nghề miễn phí, người dân xã Lạc Sỹ  đã khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Thông qua các lớp dạy nghề miễn phí, người dân xã Lạc Sỹ đã khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

(HBĐT) - Với 7 xã có thôn, xóm đặc biệt khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nền kinh tế chưa có các ngành mũi nhọn. Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thuỷ giảm còn 11,34% (năm 2010 chiếm 25,93%).

 

Để đạt được những kết quả đó, những năm qua, huyện Yên Thủy đã tuyên truyền sâu rộng đến CB, ĐV và nhân dân các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, tiến bộ KH -KT, các thông tin về thị trường, XĐ-GN và giải quyết việc làm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia XĐ -GN, kết hợp lồng ghép với các chương trình, dự án khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tiền điện, hỗ trợ HS -SV các xã đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi, tạo việc làm, tăng thu nhập, tham dự các lớp  đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ nghèo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát huy các nguồn lực và tiềm năng về lao động, đất đai để nâng cao hiệu quả sản xuất... Theo đó, 100% người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng KT -XH  đặc biệt khó khăn trong huyện đã được cấp thẻ BHYT. Năm 2014, hơn 1.000 lượt hộ có thu nhập thấp vùng khó khăn được vay vốn SX -KD tại Ngân hàng CSXH huyện. Trên 2.878 đối tượng thuộc các cấp học, bậc học thuộc hộ nghèo được chi trả tiền chi phí học tập và miễn giảm học phí với trên 1, 7 tỷ đồng. Thông qua Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, huyện đã mở các lớp dạy nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho nông dân như: may công nghiệp, trồng nấm, dệt thổ cẩm, sửa chữa máy nông nghiệp. Qua đó đã góp phần khôi phục lại các nghề truyền thống như mây giang đan, dệt thổ cẩm,  tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,5% (năm 2010) lên 34% vào năm 2015. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nước sạch được quan tâm, chú trọng. Qua đó đã xoá được tình trạng học 3 ca và giảm dần thời gian học 2 ca; nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh lên 95%. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công, bảo trợ xã hội luôn được quan tâm thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, các gia đình chính sách đã được hỗ trợ 620 triệu đồng từ quỹ Đền ơn - đáp nghĩa để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

 

Những kết quả đạt được trong công tác XĐ -GN  không chỉ góp phần khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại  vào Nhà nước, nêu cao ý chí vươn lên của mỗi cá nhân, tập thể, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo, tiến tới làm giàu mà còn là nền tảng vững chắc để huyện hướng tới mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm 2% trở lên trong giai đoạn 2015-2020.

 

 

 

                                                                                               Đ.P

 

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục