Phụ nữ xã Đông Lai, Tân Lạc phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Phụ nữ xã Đông Lai, Tân Lạc phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

(HBĐT) - Ngày 29/7, tại Mai Châu, Cơ quan hợp tác phát triển Thụy Sỹ (SDC) tổ chức hội thảo quốc tế phát triển kinh tế bền vững cho vùng và địa phương thông qua phát triển vải thổ cẩm truyền thống.

 

Từ năm 2012, dự án Cải thiện sinh kế phụ nữ nghèo thông qua phát triển chuỗi giá trị hàng dệt thủ công được thực hiện ở 3 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Đối tượng được hưởng lợi là 1.000 hộ gia đình, 90% phụ nữ, 80% đồng bào dân tộc. Riêng Hòa Bình có 5 xã thực hiện dự án là Pà Cò, Nà Phòn, Chiềng Châu (Mai Châu) và Mãn Đức, Đông Lai (Tân Lạc). Đến nay, dự án đã thành lập được 20 nhóm sản xuất trong đó có 6 nhòm sản xuất nguyên liệu, 10 nhóm sản xuất hàng thủ công, 4 nhóm vừa sản xuất nguyên liệu vừa sản xuất hàng thủ công với 1.000 thành viên tham gia. Các thành viên đã được đào tạo về các kỹ năng, tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, quản lý và kinh doanh, trang thiết bị sản xuất, tiếp cận thị trường. Dự án đã hỗ trợ 500 hộ trồng dâu nuôi tằm và trồng lanh. 240 chị em đã được học về các cách phối màu và phát triển sản phẩm do chuyên gia thiết kế Việt Nam, Pháp và Thụy Điển hỗ trợ. Các cán bộ dự án cùng chị em trong nhóm đã tập hợp và thống kê các ý nghĩa hơn 300 hoa văn để bảo tồn và phục vụ việc phát triển sản phẩm mới. Trong 2 năm 2013 và 2014 doanh thu bán hàng của các nhóm đạt trên 5 tỉ đồng.

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các chính sách cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của hàng dệt thủ công và giới thiệu tiềm năng của phát triển hàng dệt thủ công tại Việt Nam và các nước trong khu vực.

 

 

 

                                                                                Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo UBND huyện Đà Bắc tặng giấy khen cho cá nhân tiêu biểu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hồ Hòa Bình được đánh giá là 1/12 điểm có tiềm năng phát triển du lịch Quốc gia.

Dấu ấn phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến tháng 6/2015, Ngọc Lương là xã đầu tiên của huyện Yên Thủy được công nhận đạt chuẩn quốc gia về XDNTM. 2 xã Yên Lạc, Phú Lai đều đã đạt 16 tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn vào tháng 8/2015. Bình quân chung của toàn huyện đạt 11, 16 tiêu chí (năm 2013 mới đạt 7, 84 tiêu chí). Cùng với đó là đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn được cải thiện đáng kể. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn toàn huyện.

Khởi sắc ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ

(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) của huyện Yên Thủy ước đạt 16,5%/năm (tỷ trọng chiếm 36%, tăng 1,24% so với năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng 13,8%/năm (tỷ trọng chiếm 26,25%); đáng lưu ý là loại hình dịch vụ ngoài quốc doanh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%. Ngành CN -XD và thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Với 7 xã có thôn, xóm đặc biệt khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nền kinh tế chưa có các ngành mũi nhọn. Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thuỷ giảm còn 11,34% (năm 2010 chiếm 25,93%).

Sức bật vùng đất khó

(HBĐT) - Là xã khó khăn của huyện Yên Thủy, cuộc sống của người dân Lạc Lương chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện khó khăn về nguồn nước. Tuy vậy, người dân nơi đây đã đổi thay suy nghĩ, cách làm, chủ động đa dạng hóa sản xuất theo hướng hàng hóa mang lại hiệu quả cao.

Cuộc chiến khốc liệt của những "người lính" sông Đà năm xưa

(HBĐT) - Vài năm trước đây, khủng hoảng kinh tế cộng với công nợ ngày càng tăng do đối tác nợ nần tưởng chừng đã làm cho Someco- chi nhánh miền Bắc không thể gượng lên được. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn đó đã kkhoong khuất phục được "chất lính" của những người thợ sông Đà năm xưa. Someco miền Bắc giờ đây đang từng bước hồi sinh mạnh mẽ, dòng máu sông Đà lại đang hừng hực trên mỗi nhà máy, tại mỗi công trường nơi có mặt đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân Someco- chi nhánh miền Bắc.

Hợp phần đầu tư phát triển kinh tế huyện giúp giảm nghèo bền vững 

(HBĐT) - Đây là một trong những hợp phần thuộc Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 được BQL Dự án giảm nghèo tỉnh thực hiện ở 5 huyện nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là XĐGN, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục