Liên kết đối tác sản xuất và tiêu thụ mía đường tại xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đạt hiệu quả cao.

Liên kết đối tác sản xuất và tiêu thụ mía đường tại xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) đạt hiệu quả cao.

(HBĐT) - Đến nay, mặc dù trên địa bàn một số huyện đã tồn tại phương thức liên kết giữa hộ sản xuất và các công ty, song cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa mở ra đối với các hộ nghèo vì những lý do như địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhận thức và trình độ sản xuất còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá (sản xuất không theo quy trình và tiêu thụ theo hợp đồng và không theo định hướng). Dự án Giảm nghèo đã tiên phong trong hoạt động liên kết thị trường, kết nối hiệu quả giữa khâu sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

 

Khởi đầu hoạt động bằng liên kết sản xuất và tiêu thụ thanh hao trên địa bàn các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Lạc Sơn đã cho những bài học kinh nghiệm quý báu. Kể từ năm 2013 đến nay, hoạt động liên kết dần đi vào ổn định và bền vững với một loạt các liên kết như mía đường ở các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc, Yên Thuỷ, Lạc Sơn; gừng ở các huyện Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Thành công đáng kể nhất là liên kết mía đường ở các xã vùng dự án của huyện Yên Thủy, Đà Bắc. Đối với huyện Yên Thuỷ, ở chu kỳ đầu tiên với gần 173 ha, tổng sản lượng thu hoạch đạt 13.619 tấn, trong đó có 12.891 tấn mía nguyên liệu và 728 tấn mía giống, liên kết đã đạt bình quân năng suất 78,7 tấn/ha, cao hơn năng suất đề xuất (75 tấn/ha). Tổng giá trị thu được 12,73 tỷ đồng, lợi nhuận thu được đạt trên 38,2 triệu đồng/ha. Tại huyện Đà Bắc với 22,56 ha mía đã cho tổng sản lượng 2.004 tấn, trong đó có 1.643 ha tấn mía nguyên liệu và 361 tấn mía giống, năng suất bình quân đạt 77,4 tấn/ha, tổng giá trị thu được gần 2,3 tỷ đồng, lợi nhuận thu được đạt trên 49 triệu đồng/ha.

 

Sau khi kết thúc chu kỳ đầu và chu kỳ thứ 2 của hầu hết các liên kết, người dân tham gia thực hiện đều có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, giá trị kinh tế từ sản phẩm thu được cao hơn các cây trồng truyền thống như sắn, lúa, ngô, khoai...  Liên kết trồng gừng xã Ba Khan (Mai Châu) là một minh chứng. Với 10,4 ha, các hộ tham gia liên kết đã thu hoạch được 309 tấn gừng, tổng giá trị thu được 1,7 tỷ đồng, lợi nhuận trên 115 triệu đồng/ha. Thông thường, lợi nhuận thu được từ chu kỳ 2 của các liên kết được tăng thêm nhờ chi phí đầu vào giảm, cụ thể là người dân tự để lại gừng giống. Với cây mía dùng gốc lưu từ chù kỳ trước nên năng suất cao hơn.

 

Đồng chí Bùi Minh Tráng, Trưởng Ban quản lý Dự án Giảm nghèo tỉnh cho biết: Giai đoạn 2012 - 2015, dự án đã triển khai 24 liên kết đối tác sản xuất với 9 ngành hàng chính thu hút sự tham gia của 4.650 hộ, thành lập 221 nhóm đồng sở thích. Tính đến nay đã có 3 liên kết mía, 1 liên kết gừng kết thúc chu kỳ sản xuất thứ 2, chuyển sang chu kỳ sản xuất tiếp theo. Các liên kết không những duy trì sự hợp tác giữa các nhóm đồng sở thích và doanh nghiệp đối tác mà còn mở rộng về diện tích. Một số liên kết đang ở chu kỳ đầu là mây nếp K83 (Tân Lạc), cà gai leo (Yên Thuỷ), chè shan tuyết (Tân Lạc, Đà Bắc). Bên cạnh các liên kết thu kết quả cao còn một số liên kết trong quá trình thực hiện chưa được như mong muốn do gặp rủi ro sâu bệnh (gừng ở Đà Bắc) nhưng với sự can thiệp kịp thời của Ban Quản lý Dự án các huyện, diện tích thiệt hại đã được thay thế trồng các loại cây ngắn ngày giúp giảm rủi ro và bảo đảm nông dân có thu nhập.

 

Mục tiêu của dự án qua triển khai hoạt động liên kết đã cơ bản thành công, vừa tạo cho người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập, đồng thời góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững tại các xã nghèo. Cũng nhờ tham gia vào hoạt động liên kết đối tác sản xuất và tiêu thụ, hộ nghèo vùng dự án được cải thiện nhận thức, nâng cao năng lực, học hỏi kinh nghiệm từ những hộ khá về kinh nghiệm sản xuất, được hỗ trợ về nguồn lực. Hiện đã có 1 nhóm đồng sở thích thực hiện liên kết mía xã Hữu Lợi (Yên Thuỷ) nâng lên thành HTX sản xuất và kinh doanh Hợp Thành tạo việc làm ổn định cho các thành viên.  

 

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục