Mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở xã Hợp Thành đem lại giá trị cao, thu nhập bình quân từ 100 - 200 triệu đồng/ha.
(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.
Theo thống kê, tổng diện tích gieo trồng bình quân toàn huyện đạt trên 5.300 ha/năm, trong đó diện tích lúa trên 2.100 ha, năng suất bình quân đạt trên 56 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt trên 14.500 tấn, bình quân đầu người đạt trên 450 kg/năm. Cùng với duy trì diện tích cấy lúa hàng năm, những năm qua Kỳ Sơn đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích trồng bí đỏ, mướp đắng, phật thủ, bưởi da xanh, thanh long ruột đỏ, ớt, dưa chuột... cho giá trị thu nhập bình quân đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổng đàn trâu có trên 4.406 con, 2.230 con bò, 23.796 con lợn, 329.335 con gia cầm. Trong đó, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi có mức thu hàng trăm triệu đồng/năm, như mô hình chăn nuôi lợn thả rông kết hợp chăn nuôi gà thả vườn và ao cá của anh Trịnh Văn Yên ở thị trấn Kỳ Sơn; chăn nuôi lợn của gia đình chị Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Nhu ở xóm Tôm, gia đình ông Nguyễn Quang Tám ở xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh... Kinh tế đồi rừng phát triển, từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đem lại thu nhập ổn định cho người dân. 5 năm qua, toàn huyện đã trồng rừng gắn với cải tạo rừng nghèo, trồng rừng sau khai thác được trên 2.510 ha. Độ che phủ của rừng ổn định đạt 52%.
Chính từ đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã từng bước làm thay đổi đời sống người dân, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp toàn huyện năm 2015 ước đạt 340,48 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2010, tỷ trọng ngành chiếm 28,82% trong cơ cấu kinh tế. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng NTM của huyện. Năm 2015, huyện có xã Hợp Thịnh về đích đạt chuẩn NTM, xã Mông Hóa đạt 16 tiêu chí, 4 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 3 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 sẽ được thực hiện trong 30 ngày, từ 1/7 - 30/7/2016 trên phạm vi cả nước.
(HBĐT) - 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mốc 135,66 triệu USD, tăng 72,83% so với cùng kỳ năm 2014, thực hiện 75,37% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá ước đạt 117,26 triệu USD, thực hiện 79,23% kế hoạch năm, tăng 93,53% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Nhìn nhận thẳng vào những yếu kém, hạn chế trong hoạt động để có định hướng và giải pháp đúng đắn khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch theo hướng bền vững là những bước đi đang được tỉnh ta khẩn trương triển khai, chắc chắn sẽ tạo “Cú huých” thay đổi về chất cho du lịch Hòa Bình trong quá trình hội nhập trong những năm tới - Phó Giám đốc Sở VH -TT&DL Lưu Huy Linh chia sẻ.
(HBĐT) - Tính đến tháng 6/2015, Ngọc Lương là xã đầu tiên của huyện Yên Thủy được công nhận đạt chuẩn quốc gia về XDNTM. 2 xã Yên Lạc, Phú Lai đều đã đạt 16 tiêu chí và phấn đấu đạt chuẩn vào tháng 8/2015. Bình quân chung của toàn huyện đạt 11, 16 tiêu chí (năm 2013 mới đạt 7, 84 tiêu chí). Cùng với đó là đời sống người dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn được cải thiện đáng kể. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả phong trào thi đua xây dựng NTM đã và đang diễn ra sôi nổi trên địa bàn toàn huyện.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng (CN-XD) của huyện Yên Thủy ước đạt 16,5%/năm (tỷ trọng chiếm 36%, tăng 1,24% so với năm 2010); ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng 13,8%/năm (tỷ trọng chiếm 26,25%); đáng lưu ý là loại hình dịch vụ ngoài quốc doanh với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 15%. Ngành CN -XD và thương mại, dịch vụ có bước phát triển khá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Với 7 xã có thôn, xóm đặc biệt khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, nền kinh tế chưa có các ngành mũi nhọn. Trình độ dân trí giữa các vùng không đồng đều. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Yên Thuỷ giảm còn 11,34% (năm 2010 chiếm 25,93%).