Chăm sóc cam của hộ gia đình ở thị trấn Cao Phong.
(HBĐT) - Đến nay toàn tỉnh có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi; Lương Sơn.
Với trên 1.770 ha cam, quýt thì có trên 800 ha cam, quýt kinh doanh, năng suất đạt gần 27 tấn/ha. Bưởi 875 ha, có 376 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Cơ cấu cây có múi gồm: Cam xã đoài, Cam CS1, Cam V2;
Minh Tuấn
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1289, ngày 24/7/2015 về việc thu hồi đất do Công ty Cổ phần May xuất nhập khẩu SMA VINA Việt Hàn không có nhu cầu sử dụng để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) quản lý.
(HBĐT) - Theo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, trong đợt mưa kéo dài từ ngày 26/7 đến 3/8, trên địa bàn tỉnh ta nhiều nơi có mưa rải rác, mưa vừa có nới mưa khá to. Tại các địa phương đã chủ động với nhiều phương án, trực ban 24/24 sẵn sàng huy động nguồn lực sẵn có bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 30/2015/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Đến nay, mặc dù trên địa bàn một số huyện đã tồn tại phương thức liên kết giữa hộ sản xuất và các công ty, song cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa mở ra đối với các hộ nghèo vì những lý do như địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhận thức và trình độ sản xuất còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá (sản xuất không theo quy trình và tiêu thụ theo hợp đồng và không theo định hướng). Dự án Giảm nghèo đã tiên phong trong hoạt động liên kết thị trường, kết nối hiệu quả giữa khâu sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
(HBĐT) - Trong 5 năm qua, bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Sự phát triển của ngành CN-TTCN nói chung và công tác thu hút đầu tư đối mặt với nhiều thách thức. Các DN, cơ sở sản xuất phải gồng mình, không ít trong số đó hoạt động cầm chừng, thu nhỏ quy mô hoặc giải thể, ngừng hoạt động. Trong thế khó, với sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của địa phương, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp duy trì, phát triển sản xuất hiệu quả. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN mới đạt 590,14 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69%. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 1.252,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tập trung ưu tiên công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng, kiến thức KH-KT, pháp lý, tín dụng, giáo dục, giải quyết việc làm, y tế, đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Khuyến khích, động viên những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp đỡ những người nghèo khác xóa đói - giảm nghèo.