Công ty CP Du lịch Hòa Bình đầu tư 2 tàu du lịch tiêu chuẩn 3 sao,  đáp ứng nhu cầu du lịch chất lượng cao trên hồ Hòa Bình.

Công ty CP Du lịch Hòa Bình đầu tư 2 tàu du lịch tiêu chuẩn 3 sao, đáp ứng nhu cầu du lịch chất lượng cao trên hồ Hòa Bình.

(HBĐT) - Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Hòa Bình Vũ Duy Bổng khẳng định, tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn của hồ Hòa Bình thuận lợi để phát triển du lịch. Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ, dự định và khởi động của doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch hồ Hòa Bình.

 

 PV: Theo ông, Hòa Bình cần phải làm gì để khai thác tiềm năng to lớn của hồ Hòa Bình?

 

Ông Vũ Duy Bổng: Tài nguyên du lịch của hồ Hòa Bình rất lớn. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và chất lượng điểm đến của chúng ta còn ở tình trạng yếu, cơ sở hạ tầng cho du lịch chưa được đầu tư đồng bộ. Gần 2 năm chúng tôi thực hiện các cuộc khảo sát nhận thấy, nhiều điểm đến bị xuống cấp, kể cả các hang động có giá trị khảo cổ được Bộ VH -TT&DL công nhận xếp hạng. Hệ thống bến bãi, tàu cảng trên hồ chưa đảm bảo an toàn, văn minh, sạch sẽ, quy hoạch còn lộn xộn. Làm du lịch của tỉnh phát triển sớm nhưng cũng sớm lạc hậu so với nhiều địa phương khác trong khu vực. Thiết nghĩ, UBND tỉnh, đặc biệt là các cơ quan QLNN trực tiếp như Sở GT -VT, Sở VH -TT&DL sớm quy hoạch các bến bãi, quy định tàu, thuyền du lịch, dịch vụ vận chuyển trên lòng hồ Hòa Bình đi vào chuẩn và nề nếp, có như vậy mới thu hút khách du lịch đến với hồ Hòa Bình.

 

Theo tôi, muốn thu hút được khách du lịch phải giải quyết được các câu hỏi: Khách đến Hòa Bình sẽ ở đâu? ăn cái gì? Đi đâu, thăm quan giải trí gì? Mua sắm sản vật địa phương nào?... Giải quyết từng câu hỏi đó, chúng ta sẽ có sản phẩm cụ thể để thu hút khách, phải là sản phẩm cụ thể chứ không thể nói chung chung.

 

Tôi nghĩ, tài chính là vấn đề quan trọng nhưng điều quan trọng hơn hết là phải đầu tư đúng và trúng. Ở cấp QLNN, tôi rất mừng khi vừa qua UBND tỉnh quyết định triển khai lập quy hoạch hồ Hòa Bình. Khi có quy hoạch chi tiết, chúng ta sẽ có cơ sở để quyết định đầu tư trọng điểm hiệu quả hơn và quan trọng là kêu gọi được nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực kinh tế, tầm nhìn chiến lược cùng tham gia.

 

PV: Xin ông cho biết, Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã và đang triển khai kế hoạch cụ thể nào để góp phần “đánh thức” du lịch Hòa Bình và hồ Hòa Bình nói riêng?

 

Ông Vũ Duy Bổng: Trong thời gian từ đầu năm 2014 đến nay, chúng tôi nỗ lực  giải quyết một số vấn đề trọng tâm cho khát vọng nâng cao chất lượng du lịch   Hòa Bình.

 

Đầu tiên là nâng cao chất lượng lưu trú và chất lượng dịch vụ: Sắp tới, chúng tôi đưa khách sạn Hòa Bình, được xây dựng theo kiến trúc nhà sàn người Mường với trang thiết bị nội thất hiện đại chuẩn 3 sao đi vào hoạt động. Đồng thời, lần đầu tiên dịch vụ du thuyền cao cấp trên lòng hồ Hòa Bình cũng chính thức hoạt động với 2 du thuyền Hòa Bình 68 và Hòa Bình 86 của Công ty. Không chỉ tham gia nâng cao chất lượng dịch vụ cao cấp, chúng tôi còn triển khai các dự án xã hội với các hoạt động hỗ trợ người dân ở các bản, làng khu vực lòng hồ phát triển du lịch cộng đồng, tham gia tập huấn và hướng dẫn người dân làm du lịch, đảm bảo nguồn khách du lịch sử dụng dịch vụ để góp phần nâng cao đời sống KT -XH của bà con.

 

Đưa tên Hòa Bình xuất hiện tại các sân chơi, diễn đàn du lịch lớn nhất của cả nước và quốc tế. Trong vòng 3 tháng sau Tết Nguyên đán năm 2014, chúng tôi đã tham gia chương trình Roadshow du lịch tại Pháp, Hội chợ du lịch quốc tế ITB tại Đức và hội chợ Du lịch VITM của Việt Nam. Từ trước đến nay, khách quốc tế mới biết nhiều đến Mai Châu chứ chưa biết hết được tỉnh còn có một lòng hồ Hòa Bình đẹp tuyệt vời và Hòa Bình với một nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc. Chúng tôi mang thông điệp về một “Giấc mơ Hòa Bình” cho một hành trình trải nghiệm thú vị, nhiều màu sắc và giá trị đến với bạn bè quốc tế.

 

Đầu tư xây dựng bộ phim về du lịch Hòa Bình mang tên “Dấu ấn Hòa Bình”, biên soạn và cho ra đời tập sách ảnh “ẩm thực xứ Mường và đặc sản Hòa Bình”, xây dựng chuyên trang, chuyên mục về du lịch Hòa Bình, trải nghiệm xứ Mường trên báo chí, truyền hình trong nước, ấn phẩm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức để quảng bá du lịch Hòa Bình... Tham mưu để UBND tỉnh làm việc với các nhà khoa học đầu ngành trong cả nước về văn hóa, lịch sử, khảo cổ, xã hội học để góp ý kiến phát triển du lịch Hòa Bình. Chúng tôi cũng làm việc với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức sáng tác, thi ảnh đẹp về du lịch Hòa Bình, các bài hát về Hòa Bình.

 

Sản phẩm du lịch Hòa Bình nói chung và hồ Hòa Bình nói riêng đã được chúng tôi xây dựng thành bộ chương trình gần 30 sản phẩm liên kết các điểm đến tại Hòa Bình và liên tuyến với Tây Bắc, Đông Bắc. Cho thử nghiệm những chương trình du lịch kết hợp với đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề; du lịch kết hợp rèn luyện, giáo dục kỹ năng xã hội dành cho lứa tuổi HS -SV lần đầu ở khu vực phía Bắc trong mùa hè này tại Hòa Bình mang tên Kỳ nghỉ hè phiêu lưu ký với chủ đề “Hành trình về với đất Mường”. Làm việc với các đối tác, doanh nghiệp để liên kết và nâng cao chỉ số lữ hành cho du lịch Hòa Bình.

 

Trên lòng hồ, ngoài đưa vào phục vụ dịch vụ du thuyền tiện nghi, sang trọng, chúng tôi còn đầu tư, nâng cấp một số điểm đến tại các bản, làng người Mường, Dao, Thái... Có kế hoạch tổ chức dạy làm đồ lưu niệm bằng handmade, dạy tiếng Anh và kỹ năng đón khách du lịch cho bà con nơi đây. Sắp tới Công ty sẽ đầu tư xây dựng nhà phao nổi trên lòng hồ, có sân khấu nổi, bể bơi, biến nơi đây thành điểm vui chơi giải trí với các loại hình: chèo thuyền kayak, thuyền phao, xe đạp nước, mô tô nước... nhằm đa dạng các dịch vụ du lịch trên lòng hồ. Chúng tôi hy vọng tiếp tục được sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo tỉnh trong quá trình triển khai các dự án cho phát triển du lịch Hòa Bình nói chung và hồ Hòa Bình nói riêng cũng như sự hợp tác của các đơn vị, doanh nghiệp khác cùng chung tay vì một Hòa Bình phát triển bền vững trong thời gian không xa.

 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

 

                                                                      Lê Chung (TH)

 

 

Các tin khác


Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục