Nhân dân xóm Đạy, xã Trung Hoà trồng mía trắng phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hoà cho biết: Trung Hoà là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Tuy chỉ cách xa trung tâm huyện 15km nhưng xã có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi và ít đất trồng cây hàng năm, chia cắt bởi các con suối và đồi núi cao. Dân cư sống tập trung chủ yếu ở những thung lũng hẹp bố trí thành 6 xóm với tổng số 472 hộ và 2.281 khẩu. Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Tân Lạc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, trong 5 năm 2010- 2015, sản xuất nông- lâm nghiệp của xã tiếp tục phát triển ổn định theo hướng thâm canh, chuyên canh bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống nhân dân.
Về trồng trọt, đến năm 2015, toàn xã đã chuyển đổi trên 5,41ha từ đất 1vụ lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như mía tím, các loại cây lấy hạt và 2 ha cây bưởi đỏ, cam, bưởi da xanh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Diện tích ruộng lúa được duy trì ở mức 85,44 ha, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn với tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt 1.285 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 574 kg/người/năm. Cùng với trồng trọt, xã tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04 - NQ/HU ngày 28/12/2006 của Huyện uỷ Tân Lạc về chăn nuôi trâu, bò hàng hoá, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, xã đã lãnh đạo nhân dân đưa các giống trâu, bò có chất lượng cao vào chăn nuôi nhằm cải tạo đàn trâu, bò trên địa bàn xã. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn các hộ tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và chăn nuôi thuỷ sản. Năm 2015, xã có tổng đàn trâu bò 1.000 con; đàn lợn 1000 con; gia cầm 8.500 con; sản lượng thuỷ sản đạt 15 tấn. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 5 năm 2010 - 2015, toàn xã đã trồng mới được 167 ha rừng, đưa độ che phủ rừng năm 2015 đạt 46%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 300 triệu đồng. Để thực hiện các mục tiêu về giải quyết việc làm, XĐ-GN, trong 5 năm 2010- 2015, xã đã phối hợp mở được 3 lớp dạy nghề tại xã cho 95 học viên. Bình quân hàng năm có trên 100 lao động đi làm việc trong nước và ngoài nước. Nhờ đó, công tác giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, bình quân mỗi năm giảm từ 4- 5%, Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 52,7% hộ, giảm xuống còn 36,3% (năm 2014). Năm 2014, thu nhập bình quân của xã đạt 9,6 triệu đồng/người/năm.
Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Văn Mùi, hiện nay, vấn đề đặt ra với Đảng bộ, chính quyền xã là cơ sở hạ tầng như đường giao thông đã được đầu tư nhưng đã bị xuống cấp trầm trọng; thu nhập người dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; diện tích sản xuất đất nông- lâm nghiệp, thuỷ sản thì ổn định mà số người trong độ lao động ngày càng tăng. Hiện tại, số lao động trong độ tuổi của xã là 1.296 người, chiếm 56,8% dân số. Nhìn chung, lao động của xã có sức khoẻ, cần cù, có trình độ văn hóa, trình độ tay nghề chủ yếu qua tự học, chưa qua đào tạo. Đây cũng là một bài toán nan giải mà địa phương cần tháo gỡ trong việc đầu tư cho lao động có tay nghề. Trong giai đoạn tiếp theo (2015- 2020), Đảng bộ, chính quyền xã xác định tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, huy động nguồn lực để phát triển KT-XH, phấn đầu đưa xã Trung Hoà thoát khỏi vùng khó khăn. Để đạt được các chỉ tiêu đề ra, xã rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, xã tập trung các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng thâm canh, nâng cao giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch đất sử dụng nông- lâm nghiệp. Đưa cây trồng hàng năm có năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế cao vào diện tích đất lúa kém hiệu quả. Phát triển cây mía tím, bưởi đỏ, bưởi da xanh gắn với thu hút đầu tư liên kết 4 nhà “Nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” và tìm kiếm thị trường. Thực hiện đồng bộ các biện pháp trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, chú trọng trồng rừng để tăng hiệu quả kinh tế rừng, phấn đấu tăng thu nhập từ rừng. Tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản trong cơ cấu nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất TTCN, dịch vụ tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân.
Hương Lan
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg về việc bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2015 của NHCSXH thêm 3,5%, nâng chỉ tiêu kế hoạch tăng dư nợ tín dụng năm 2015 của NHCSXH lên mức 10% so với thực hiện năm 2014, tương đương mức tăng 11.600 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhờ tăng cường các giải pháp thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Lạc Sơn đạt 11,76%, cao hơn 0,42% so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 41,5%, CN-TTCN - XD chiếm 27,5%, thương mại - dịch vụ chiếm 31%.
(HBĐT) - Xuất Hóa hiện là xã đầu tiên của huyện Lạc Sơn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về NTM. Kết quả này đã khẳng định hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Xã Tiến Sơn thuộc vùng nam huyện Lương Sơn, sau gần 5 năm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, đời sống KT-XH, diện mạo nông thôn xã từng bước có những đổi thay tích cực. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế trong những năm qua, hàng năm, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,7%. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 60%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; thương mại, dịch vụ chiếm 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,4%.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lương Sơn, đến nay, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt 92%, trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực CN-TTCN-XD chiếm 55,1%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 44,9%.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Đà Bắc được phân bổ 1.570 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện chương trình xây dựng NTM.