Các doanh nghiệp chủ động phát tờ rơi cung cấp thông tin tuyển dụng cho người lao động tại sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong năm 2015.
(HBĐT) - Đồng chí Đinh Công An, Phó Chủ tịch HĐND huyện Cao Phong cho biết: Để giải quyết bài toán về nghề nghiệp và việc làm, trung bình mỗi năm, huyện Cao Phong cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho 1.300 người.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huyện đã cố gắng thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo kế hoạch đề ra. Trong đó, Sàn giao dịch việc làm được tổ chức hàng năm là địa chỉ đáng tin cậy để người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân, tăng thu nhập, góp phần XĐ-GN. Được sự giúp đỡ của Sở LĐ-TB&XH và sự phối hợp của Trung tâm Dịch vụ Việc làm tỉnh, UBND huyện đã tổ chức được 4 sàn giao dịch việc làm. Kết quả đã có 1.971 người lao động được tư vấn tại chỗ, trong đó 558 người lao động được tuyển dụng, 634 lao động được các doanh nghiệp, đơn vị hẹn phỏng vấn. Các lao động được doanh nghiệp tuyển dụng đã có công việc và thu nhập ổn định trung bình từ 3-5 triệu đồng/người/tháng, góp phần XĐ-GN và phát triển kinh tế gia đình, địa phương. Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong năm nay được tổ chức tại nhà đa năng thị trấn. Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm, đăng ký tham gia Sàn giao dịch huyện Cao Phong 2015 có 24 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 20 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại Sàn giao dịch. Tham dự sàn giao dịch có 237 người, chủ yếu là ĐV-TN đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Ngay tại sàn giao dịch đã có 223 người lao động được các doanh nghiệp tư vấn, trong đó có 31 lao động được tuyển dụng; 97 lao động được hẹn phỏng vấn.
Tuy nhiên, tại Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong, điều hạn chế là người lao động vẫn chưa thực sự mạnh dạn đến gặp gỡ trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng. Phần lớn các doanh nghiệp phải chủ động phát tờ rơi cho người lao động. Trên thực tế, nếu người lao động có nhu cầu tìm việc làm hoặc học nghề, họ phải đến trực tiếp các doanh nghiệp sẽ được tư vấn về ngành nghề, chế độ đãi ngộ của các đơn vị. Qua đó, người lao động có thể lựa chọn nghề, việc làm phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Như vậy, Sàn giao dịch việc làm sẽ không phát huy được tính ưu việt là kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và người lao động.
Theo đồng chí Đinh Công An, để tổ chức Sàn giao dịch việc làm hiệu quả, các nhà tuyển dụng lao động cần cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng tuyển dụng, quyền lợi trách nhiệm của người lao động, các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của Nhà nước; tư vấn, hướng dẫn đầy đủ để người lao động tìm được công việc phù hợp với bản thân; đảm bảo thực hiện theo đúng hợp đồng lao động đã ký với người lao động. Đối với UBND các xã, thị trấn cần tích cực tuyên truyền tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo để người lao động lựa chọn những công việc làm nghề phù hợp, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn địa phương; tăng cường công tác quản lý các lao động trên địa bàn, đặc biệt là lao động đi làm ăn xa không rõ địa chỉ; giảm thiểu những trường hợp lao động bị lợi dụng lừa đảo; rà soát báo cáo các lao động làm việc trong và ngoài nước định kỳ về UBND huyện. Bên cạnh đó, người lao động phải chủ động tiếp cận với các công ty, doanh nghiệp để được tư vấn, tìm hiểu, lựa chọn cho mình một công việc thích hợp; không nhận việc qua khâu môi giới trung gian hoặc tin vào bất cứ một hình thức môi giới nào để tránh bị lừa đảo.
P.V
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) với mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi.
(HBĐT) - Giá trị SX CN- TTCN, XD trên địa bàn huyện Mai Châu 7 tháng năm 2015 ước đạt trên 185 tỷ đồng, bằng gần 44% kế hoạch năm và tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của địa phương đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, như: Sản phẩm bột giấy, các sản phẩm tre ép tấm, tre ép dùng làm đồ nội thất, tre ép dùng làm khung nhà và viên nén công nghiệp từ rác tre…
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hoà cho biết: Trung Hoà là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Tuy chỉ cách xa trung tâm huyện 15km nhưng xã có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi và ít đất trồng cây hàng năm, chia cắt bởi các con suối và đồi núi cao. Dân cư sống tập trung chủ yếu ở những thung lũng hẹp bố trí thành 6 xóm với tổng số 472 hộ và 2.281 khẩu. Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Tân Lạc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, trong 5 năm 2010- 2015, sản xuất nông- lâm nghiệp của xã tiếp tục phát triển ổn định theo hướng thâm canh, chuyên canh bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống nhân dân.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi về xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) thăm mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại thôn Đồng Riệc khi công trình đang gấp rút hoàn thiện. Đồng chí Bùi Văn Hăng, Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã cho biết: TTHTCĐ là công trình được triển khai thuận lợi nhất kể từ trước đến nay. Đây là mô hình đầu tiên triển khai theo quy trình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất, góp phần đưa Đồng Tâm về đích NTM đúng lộ trình năm 2015.
(HBĐT) - Là xã điểm NTM của huyện Lạc Thuỷ, trong những năm qua, xã Phú Lão luôn xác định việc tập trung phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.