(HBĐT) - Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

 

Trong tháng 7, ước tính sản lượng cá nuôi trồng và khai thác đạt 48,22 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi trồng đạt 27,13 tấn, so cùng kỳ năm trước tăng 4,1 %; sản lượng cá khai thác đạt 21,09 tấn, so cùng kỳ đạt 95,42 %. Theo đó, tổng sản lượng cá thu hoạch và khai thác tự nhiên trên địa bàn thành phố trong 7 tháng ước đạt trên 376 tấn. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt hơn 11,5 tỷ đồng.

 

Thời gian qua, cùng với tuyên truyền bảo vệ, bổ sung nguồn lợi thủy sản, các cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuỷ sản trên địa bàn đã chú trọng cải tạo ao nuôi, sửa chữa lồng, bè, thuyền và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh thủy sản ổn định.

 

                                                                                      

 

                                                                                         P.V

 

 

Các tin khác

Hệ thống kênh mương do HTX dịch vụ nông nghiệp Dân Chủ, TPHB quản lý đảm bảo tưới tiêu hợp lý phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Xã Nam Phong, Cao Phong phát triển diện tích cây ăn quả cho thu nhập 500-600 triệu đồng/ha/năm.
Chủ động tăng cường công tác thủy lợi phục vụ sản xuất, xã Dân Chủ (TPHB) huy động người dân tham gia nạo vét kênh mương nội đồng.
Không có hình ảnh

Phòng bệnh tổng hợp cho thủy sản nuôi trong mùa hè - thu

(HBĐT) - Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi.

Mai Châu: Giá trị SXCN- TTCN, XD đạt trên 185 tỷ đồng

(HBĐT) - Giá trị SX CN- TTCN, XD trên địa bàn huyện Mai Châu 7 tháng năm 2015 ước đạt trên 185 tỷ đồng, bằng gần 44% kế hoạch năm và tăng 11,5% so với cùng kỳ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của địa phương đã được xuất khẩu sang các nước trên thế giới, như: Sản phẩm bột giấy, các sản phẩm tre ép tấm, tre ép dùng làm đồ nội thất, tre ép dùng làm khung nhà và viên nén công nghiệp từ rác tre…

Tìm giải pháp đưa xã Trung Hoà thoát khỏi vùng khó khăn

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hoà cho biết: Trung Hoà là xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Tuy chỉ cách xa trung tâm huyện 15km nhưng xã có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi và ít đất trồng cây hàng năm, chia cắt bởi các con suối và đồi núi cao. Dân cư sống tập trung chủ yếu ở những thung lũng hẹp bố trí thành 6 xóm với tổng số 472 hộ và 2.281 khẩu. Thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ Tân Lạc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, trong 5 năm 2010- 2015, sản xuất nông- lâm nghiệp của xã tiếp tục phát triển ổn định theo hướng thâm canh, chuyên canh bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống nhân dân.

Nhân rộng mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi về xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) thăm mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại thôn Đồng Riệc khi công trình đang gấp rút hoàn thiện. Đồng chí Bùi Văn Hăng, Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã cho biết: TTHTCĐ là công trình được triển khai thuận lợi nhất kể từ trước đến nay. Đây là mô hình đầu tiên triển khai theo quy trình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất, góp phần đưa Đồng Tâm về đích NTM đúng lộ trình năm 2015.

Kinh nghiệm trong xây dựng NTM ở Phú Lão

(HBĐT) - Là xã điểm NTM của huyện Lạc Thuỷ, trong những năm qua, xã Phú Lão luôn xác định việc tập trung phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, coi trọng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống địa phương.

Văn Nghĩa (Lạc Sơn): Ấm no nhờ Đề án trồng cây lấy hạt

(HBĐT) - So với cách đây chừng dăm năm, diện mạo nông nghiệp, nông thôn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã nhiều đổi thay. Đi đến bất cứ nơi đâu từ làng trên, xóm dưới, việc gây dựng, phát triển kinh tế của bà con giờ không còn dè dặt với sắn, lúa, ngô mà trở nên rôm rả bởi câu chuyện nhân rộng các mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ, dưa chuột lấy hạt… Từ một xã có tốc độ chuyển dịch kinh tế chậm, Văn Nghĩa đang vươn lên chuyển đổi mạnh mẽ nhờ đề án Trồng cây lấy hạt chất lượng cao do cấp uỷ, chính quyền nơi đây tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục