Cơ sở sản xuất TTCN xã Trung Sơn với nghề mây tre đan xuất khẩu đã tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương, thu nhập bình quân 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 743 cơ sở, doanh nghiệp và hộ sản xuất CN – TTCN đang hoạt động. Trong đó có 68 đơn vị ngành CN – TTCN, 74 hộ cá thể sản xuất CN – TTCN, 601 hộ làm nghề TTCN.
Đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở, hộ sản xuất trong lĩnh vực CN – TTCN đã thu hút, giải quyết việc làm cho 6.530 lao động, thu nhập bình quân ước đạt 1.200.000 đồng – 3.000.000 đồng/người/tháng. Cụ thể có 3.670 người lao động sản xuất CN, thu nhập bình quân 1.800.000 đồng – 3.200.000 đồng/người/tháng; 2.680 lao động sản xuất TTCN, thu nhập bình quân đạt từ 800.000 – 2.000.000 đồng/người/tháng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Với việc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, KN- KL, dạy nghề, tạo điều kiện về nguồn vốn vay… diện mạo KT- XH vùng nông thôn của thành phố Hòa Bình có nhiều khởi sắc, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả ở các xã như Sủ Ngòi, Thống Nhất, Hòa Bình, Yên Mông.
(HBĐT) - Huyện vùng cao Mai Châu hiện nay đang là dịp cao điểm thu hoạch luồng. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Mai, Phúc Sạn, Cun Pheo, Xăm Khòe... Giá bán luồng được tính theo cân, từ 750 đồng đến 1 nghìn đồng/1 kg, một cây được từ 20-22 nghìn đồng.
(HBĐT) - Bước vào năm 2015, Ban Dân tộc tỉnh đã hỗ trợ 100 kg hạt giống cây Lanh, trị giá hơn 100 triệu cho 20 hội viên phụ nữ các xóm Chà Đáy, Pà Cò Con, Pà Cò Lớn (xã Pà Cò, huyện Mai Châu) gieo trồng .
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg ban hành Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh Chính phủ.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm thông qua NHCSXH tỉnh đã phát huy vai trò to lớn giúp cho hàng nghìn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - 5 năm qua, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện Đà Bắc có sự chuyển biến tích cực. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng. Nhân dân đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao thay thế các giống cũ năng suất thấp.