Các đại biểu tại buổi làm việc.

Các đại biểu tại buổi làm việc.

(HBĐT) - Chiều 1/9, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Bộ Xây dựng và đối tác Nhật Bản về Dự án thí điểm “Công nghệ sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế cho nhà máy xi măng ở Việt Nam”. Tham dự buổi làm việc có bà Đỗ Thị Tường Nga – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN&MT (đại diện Bộ Xây dựng); đại diện đối tác Nhật Bản có ngài Sakata, Giám đốc Marketing Công ty Kawasaki. Về phía tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở: KH&ĐT, Xây dựng, Công Thương, TN&MT, Văn phòng UBND tỉnh và đại diện Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn.

 

Giới thiệu về dự án trên, đối tác Nhật Bản cho biết: Công nghệ được sử dụng là hệ thống CKK, do Tập đoàn Công nghiệp nặng Kawasaki nghiên cứu. Đặc trưng của công nghệ này là thiết lập đồng thời lò hoá hơi rác thải đô thị và nước thải tại các nhà máy xi măng hiện có, biến chất thải thành gas để sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho nhà máy xi măng. Hệ thống CKK có thể giúp làm giảm chi phí thiết bị và kinh phí vận hành bằng cách thay thế các thiết bị cần thiết ở nhà máy xi măng trong công đoạn xử lý chất thải, chẳng hạn như thiết bị xử lý khí thải, thiết bị xử lý tro, thiết bị phát điện… Hệ thống CKK có tổng khối lượng xử lý chất thải 600 tấn/ngày. Dự kiến, tổng vốn đầu tư thực hiện dự án khoảng gần 3,8 tỷ Yên, trong đó phía Nhật Bản sẽ hỗ trợ 2,6 tỷ Yên.

 

Tại buổi làm việc, nhìn chung, các đại biểu đều đánh giá cao những ưu điểm của dự án cũng như hệ thống CKK, trong đó nhấn mạnh hai ưu điểm nổi bật là thân thiện với môi trường và công suất xử lý chất thải. Xem xét tính khả thi của dự án khi thực hiện tại Hoà Bình, đại biểu đã tập trung làm rõ một số nội dung: khả năng huy động vốn đối ứng, chi phí vận chuyển nếu đặt nhà máy tại khu vực Nam Lương Sơn, chi phí vận hành nhà máy, khả năng tập kết rác thải từ các khu vực lân cận, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp…

 

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt là nhu cầu ngày càng bức thiết của địa phương trong khi toàn tỉnh hiện chưa có nhà máy, cơ sở nào giải quyết được nhu cầu này. Chính vì vậy, dự án có những đặc điểm phù hợp để triển khai tại Hoà Bình. Tuy nhiên, địa phương cần có thêm thời gian để nghiên cứu và cụ thể hoá dự án. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Công ty TNHH Xi măng Vĩnh Sơn phối hợp với các sở, ngành liên quan tiếp tục tìm hiểu, xây dựng kế hoạch thực hiện dự án trình UBND tỉnh. Sau đó, UBND tỉnh sẽ đưa ra câu trả lời chính thức đến Bộ Xây dựng và phía đối tác Nhật Bản.

 

 

                                                                                     Thu Trang

 

 

Các tin khác

Cơ sở hạ tầng bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được đầu tư, đáp ứng nhu cầu của khách đến thăm quan du lịch.
KCN Mông Hoá có diện tích quy hoạch hơn 230 ha. Theo dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, KCN được UBND tỉnh phê duyệt, dự kiến trong giai đoạn 2014-2020 sẽ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với quy mô 184 ha, tổng mức đầu tư 970 tỷ đồng.
Nhân dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) đóng góp ngày công xây dựng kênh mương theo chuẩn NTM phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Phụ nữ xã Pà Cò (Mai Châu) làm quen với khung dệt mới được  hỗ trợ từ nguồn vốn của Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam.

Hiệu quả vốn ưu đãi ở Cao Phong

(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Phú Lai dốc sức về đích NTM

(HBĐT) - Đến thời điểm này, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM ở xã Phú Lai (Yên Thuỷ) đã ở vào giai đoạn “nước rút”. Xã đang huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục cơ sở vật chất thuộc 3 tiêu chí còn lại để đảm bảo lộ trình về đích NTM vào cuối năm 2015.

Kiểm tra, giám sát 4.281 lượt hộ vay vốn

(HBĐT) - Thực hiện chương trình kiểm tra giám sát năm 2015, ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã xây dựng chương trình và phân công thành viên kiểm tra, giám sát tại 11 huyện, thành phố.

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo triển khai tại 4 huyện

(HBĐT) - Năm 2015, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được Sở LĐ-TB&XH triển khai 5 mô hình trên địa bàn các huyện: Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Huy động vốn tại địa phương đạt gần 45 tỉ đồng

(HBĐT) - Năm 2015, NHCSXH đặt mục tiêu huy động vốn tại địa phương 55.942 triệu đồng, trong đó huy động qua tổ TK&VV là 29.564 triệu đồng.

1.227 hộ DTTS đời sống khó khăn được tiếp cận vốn ưu đãi

(HBĐT) - Năm 2015, NHCSXH tỉnh triển khai chương trình cho vay hộ nghèo đồng bào DTTS theo Quyết định 755/QĐ-TTg với số vốn được phân bổ là 15 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục