(HBĐT) - Vừa qua, do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kết hợp mưa lũ đầu nguồn đổ về làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tình trạng cá nuôi lồng chết rải rác đã xảy ra tại các xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Thung Nai (Cao Phong), Hiền Lương (Đà Bắc) và Thái Thịnh (thành phố Hoà Bình). Số lượng cá nuôi lồng thiệt hại của các hộ gặp rủi ro khoảng trên 2 tạ. Ngay sau khi có thông tin phản ánh tình hình thiệt hại của hộ nuôi, chi cục Thuỷ sản đã cử cán bộ đến kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn xử lý.
Ngày 25/8, Sở Nông nghiệp & PTNT đã có Công văn số 996/SNN – TS về tăng cường các biện pháp kỹ thuật quản lý cá nuôi lồng đối với các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc và thành phố Hoà Bình. Theo đó, để hạn chế thiệt hại, rủi ro trong nuôi cá lồng, các địa phương thực hiện quản lý lồng nuôi, khẩn trương tiến hành thu hoạch và tu sửa, vệ sinh lồng nuôi chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Khuyến cáo hộ nuôi thường xuyên theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá, có biện pháp xử lý kịp thời khi thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh. Khi thấy có hiện tượng biến động môi trường mạnh, cá có hiện tượng nhiễm bệnh hoặc chết cần kịp thời báo cho cơ quản quản lý hoặc chính quyền địa phương. Để phòng, trị bệnh cho cá nuôi, lưu ý cải thiện môi trường nước và sát khuẩn, cho cá ăn đầy đủ, đúng liều lượng. Nhừng lồng nuôi có biểu hiện bệnh nên tách ra, đưa xuống cuối dòng nước và cho ăn thuốc kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đó là một trong những chỉ tiêu cụ thể thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(HBĐT) - Sáng 10/9, tại Nhà văn hoá xã Dân Chủ, UBND TPHB tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng đoàn đại ĐBQH; lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và các huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Theo sở KH-ĐT, trong 9 tháng đầu năm toàn tỉnh có khoảng 230 doanh nghiệp, chi nhánh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 2.050 tỷ đồng.
(HBĐT) - Các KCN của tỉnh có 67 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với số vốn 390 triệu USD và 49 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 8500 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, nhiều địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2015. Tổng diện tích trồng rừng mới trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 8.000 ha. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng rừng mới nhiều nhất là: Kim Bôi 1.750 ha, Đà Bắc 1.567 ha, Lạc Sơn 1.145 ha, Lạc Thủy 915 ha…
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến khoảng 12.376 tỷ đồng, gồm 1.339 tỷ đồng vốn đầu tư hỗ trợ các chương trình, dự án và 11.037 tỷ đồng vốn sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.