Nhờ được đầu tư từ nhiều nguồn vốn, trong đó có các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc, hạ tầng giao thông xã Đồng Chum (Đà Bắc) ngày một đổi thay.

Nhờ được đầu tư từ nhiều nguồn vốn, trong đó có các chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc, hạ tầng giao thông xã Đồng Chum (Đà Bắc) ngày một đổi thay.

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, có 5 dân tộc cùng sinh sống với dân số gần 55.000 người, dân tộc thiểu số chiếm 89%, trong đó, dân tộc Tày khoảng 41,%, dân tộc Mường 34%, dân tộc Dao 13%. Đà Bắc hiện có 14/20 xã, thị trấn trong diện đặc biệt khó khăn. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm trên 43% tỷ trọng. Hơn 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

 

Theo đồng chí Xa Hữu Ban, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc, trong những năm gần đây, Đà Bắc được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các xã khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số các dự án, Chương trình 135,  Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần giúp người dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn ổn định đời sống. Các dự án triển khai góp phần tăng thu nhập từ 7, 86 triệu đồng (năm 2010) lên 19 triệu đồng /người (năm 2015).

 

Điển hình như năm 2014, Ban Dân tộc huyện Đà Bắc đã tìm hiểu nguyện vọng của người dân tại xã Đồng Chum. Tại đây, người dân muốn được cải tạo hệ thống thủy lợi xuống cấp. Ban Dân tộc huyện đã giành kinh phí trên 1 tỷ đồng cải tạo hệ thống kênh mương, tạo điều kiện cung cấp nước ổn định cho trên 30 ha đất trồng lúa. Công trình giao thông từ xóm Mí đến trung tâm xã Mường Tuổng cũng là một trong những dự án đem lại hiệu quả. Từ chỗ gần 30 hộ dân đi lại hết sức khó khăn, nhất là về mùa mưa bão. Sau khi được đầu tư khoảng 2 tỷ đồng từ Chương trình 135 về xây dựng hạ tầng. Đến nay, con đường từ xóm Mí lên trung tâm xã dài gần 500m đã khang trang, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa, giao lưu văn hóa, thúc đẩy KT -XH.

 

Được biết, trong giai đoạn 2011-2015, các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thông qua phòng Dân tộc huyện ước khoảng 80 tỷ đồng, trong đó, có những dự án đã cải thiện hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh. Cụ thể, riêng xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2011 - 2013 đã đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn 43 công trình giao thông, 14 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt, 3 công trình trường học và 5 nhà sinh hoạt cộng đồng với tổng kinh phí 37, 3 tỷ đồng. Tiếp đến năm 2014, với tổng số vốn đầu tư trên 12, 3 tỷ đồng đã xây dựng được 15 công trình giao thông, 3 công trình thủy lợi, 1 công trình trường học và 2 nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong năm 2015, theo kế hoạch, riêng Chương trình 135 sẽ đầu tư xây dựng thêm 3 công trình giao thông, hiện các công trình đang triển khai thực hiện.    

    

Cũng theo đồng chí Xa Hữu Ban, trong quá trình triển khai các dự án đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc tổ chức thực hiện được chỉ đạo chặt chẽ với sự tham gia giám sát của cộng đồng người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến khâu thi công xây dựng. Chính quyền cơ sở cũng đã giành thời gian phối hợp với chủ đầu tư để đảm bảo công trình có chất lượng tốt, hiệu quả, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Nhìn chung các chương trình, dự án thực hiện ở huyện Đà Bắc đã mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng  địa phương.

 

 

                                                             Hồng Trung

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục