Vùng cây ăn quả có múi đã được hình thành theo quy hoạch diện tích của huyện Lạc Thuỷ, trong đó cam V2, chanh đào được trồng tập trung ở thị trấn Chi Nê và các xã Hưng Thi, Liên Hoà.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thuỷ đã có 331,5 ha cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, đứng đầu là diện tích cam với 220 ha, kế đó là bưởi 45 ha, thanh long 29 ha, nhãn ghép 25 ha và chanh đào 12,5 ha. Cây ăn quả phát triển chủ yếu trên đất màu, đất vườn và một phần trên đất đồi thấp đã khai thác tiềm năng đất đai, nguồn lao động nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ.
Không hiếm những hộ làm vườn đạt doanh thu tiền tỷ từ nghề trồng cây ăn quả như các ông Đặng Văn Sinh, Đặng Văn Bình ở thôn Đồng Huống, xã Liên Hoà, ông Dương Quốc Thắng ở thôn Dị, xã Phú Thành… Tiêu biểu trong phát triển cây cam là ông Dương Quốc Thắng, thôn Rị với diện tích đã đến kỳ thu hoạch khoảng trên 4 ha. Nhờ tăng cường cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng tốt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản nên các hộ làm vườn, trồng cây ăn quả đã có được những thành quả đáng mừng, bình quân mỗi ha cây ăn quả cho thu nhập từ 250 – 400 triệu đồng.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Phó trưởng phòng NN & PTNT cho biết: Những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạo, trồng các loại cây ăn quả giá trị đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và người dân quan tâm, tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án, đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đúng lúc như Dự án trồng con, Dự án Phát triển kinh tế trang trại, Chương trình 135, Chương trình MTQG xây dựng NTM… Ngoài ra, nhiều lớp tập huấn đã được mở, các mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất đã đến được với bà con. Tuy nhiên, tiềm năng, lợi thế để phát triển diện tích cây ăn quả giá trị cao còn nhiều, ước tính có trên 1.700 ha đất có khả năng trồng được, chiếm 6,46% đất nông nghiệp.
Để tăng tính bền vững, quy mô đầu tư phát triển cây ăn quả, huyện đang tập trung khai thác, tận dụng các lợi thế đối với các loại cây chủ lực cam, bưởi, nhãn ghép để cung cấp ra thị trường, xây dựng và phát triển thành những vùng chuyên canh theo hình thức trang trại, gia trại đạt tiêu chuẩn VSATTP, kết nối sản xuất với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường. Từ nay đến năm 2020, huyện định hướng phát triển và ổn định diện tích 1.200 ha cây ăn quả, trong đó có 600 ha cam, sử dụng các giống cam Vinh lòng vàng, cam V2, đường canh, bố trí diện tích tại các xã Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Cố Nghĩa, Lạc Long, Liên Hoà, Đồng Tâm. 250 ha bưởi sử dụng các giống Diễn, Da xanh, bưởi đỏ Tân Lạc, Phúc Trạch, Đoan Hùng trồng tập trung tại các xã Phú Thành, Liên Hoà, Đồng Tâm, An Lạc, An Bình và thị trấn Thanh Hà. 150 ha nhãn sử dụng các giống ghép chín muộn, Hương chi, Đường phèn… tập trung tại các xã Cố Nghĩa, Đồng Tâm, Phú Thành, Thanh Nông, An Lạc, An Bình, Liên Hoà.
Cũng theo đồng chí Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện, từng bước, nghề làm vườn, trồng cây ăn quả đã đã và đang trở thành nghề chính trong nông nghiệp, nông thôn ở một số địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 3.600 lao động, trong đó có 1.200 lao động thường xuyên, 2.400 lao động thời vụ với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Giai đoạn 2015 – 2020, huyện đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch, huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, đầu tư hỗ trợ nông dân trồng cây ăn quả, đầu tư thâm canh và xây dựng một số mô hình trồng cây ăn quả theo hướng Việt Gap, trước hết đối với cam, bưởi để nhân ra diện rộng. Trong phát triển trồng cây ăn quả theo diện tích quy hoạch, các xã, thị trấn thực hiện phương châm dễ làm trước, khó làm sau, chuyển dịch đất đồi thấp, vườn, chuyên màu, vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn quả.
Bùi Minh
(HBĐT) - Tính đến tháng 9/2015, toàn tỉnh duy vẫn duy trì ở mức 2.500 ha nuôi trồng thủy sản, trong ao hồ nhỏ. Thống kê, các địa phương đã phát triển đạt 2.100 lồng nuôi cá, tăng 400 lồng so cùng kỳ năm 2014.
(HBĐT) - Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh ta bắt đầu thực hiện từ năm 2014 với định hướng xuyên suốt là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (SXHH) tập trung với quy mô hợp lý, đạt hiệu quả cao dựa trên nền tảng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại.
(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.
(HBĐT - Theo thống kê sở NN&PTNT, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt gần 350.000 con. Toàn tỉnh đã phát triển được 17 trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, cung cấp hơn 150.000 lợn giống/năm và 19.000 lợn hậu bị/ năm.
(HBĐT) - Giai đoạn 2011 – 2015, Hội Nông dân tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành thực hiện hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình vừa mở các lớp dạy nghề cho người lao động tại địa bàn các phường, xã với tổng số kinh phí là 162 triệu đồng, trong đó người lao động được học các nghề như may, thêu, chổi chít, máy hàn, máy tiện, khoan, cắt… và được cung cấp các nguyên vật liệu để các học viên được thực hành trên các sản phẩm thực tế. Có 85 người được tham gia các lớp học này.