Trường THCS xã Bắc Sơn (Kim Bôi) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, đảm bảo cho giảng dạy và học tập.
(HBĐT) - Về xã Bắc Sơn (Kim Bôi) có thể nhận thấy sự đổi thay rõ rệt. Những con đường giao thông được bê tông hóa, nhà cửa được chỉnh trang, đường làng sạch đẹp hơn, hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố, cơ sở hạ tầng y tế, văn hóa, giáo dục được đầu tư, đời sống nhân dân từng bước nâng lên...
Là xã thuần nông nên khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Bắc Sơn gặp không ít khó khăn. Khi đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt trên 10 triệu đồng /năm. Đội ngũ làm công tác xây dựng NTM của xã còn thiếu kinh nghiệm. Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền xã Bắc Sơn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những lợi ích mà chương trình xây dựng NTM sẽ mang lại. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của người dân tham gia góp ý vào đồ án quy hoạch NTM của xã, qua đó đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân với vai trò chủ thể cùng Đảng bộ, chính quyền chung sức xây dựng NTM.
Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM (2011-2015) xã Bắc Sơn đã huy động nguồn lực gần 20 tỉ đồng, trong đó ngân sách T.ư trên 1 tỉ đồng, ngân sách tỉnh và huyện trên 8 tỉ đồng, các nguồn vốn lồng ghép trên 9 tỉ đồng và nhân dân đóng góp bằng hiến đất, ngày công trên 1 tỉ đồng. Từ nguồn vốn đó, xã đã đầu tư làm mới, cải tạo, nâng cấp được 6, 8 km đường trục xừ, liên xã, 13, 2 km đường trục thôn, liên thôn, 7, 4 km đường ngõ xóm và 4, 1 km đường nội đồng. Ngoài ra, xã phát động nhân dân đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang nhà cửa, tường rào, công trình phụ, nước sạch, thu gom rác thải, vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Bên cạnh đó, Đảng ủy, chính quyền xã Bắc Sơn chú trọng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ phong trào xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình có hiệu quả như: nuôi lợn rừng, lợn thả rông, trồng cây hoa đỏ, trồng bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam... Xã có tổng diện tích đất nông nghiệp 1.976 ha. Từ năm 2011 đến nay, xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng các loại cây ăn quả lâu năm được 28,4 ha, đem lại thu nhập cao cho người dân. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, các ngành nghề phát triển. Phối hợp với các ngành mở lớp đào tạo nghề cho nông dân nên 100% người lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên. Từ các chương trình, dự án phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18, 7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5%. Phong trào văn hóa - văn nghệ, TD-TT phát triển sôi nổi, tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa hàng năm đều đạt trên 80%. Công tác GD &ĐT được chăm lo, QP-AN đảm bảo, hệ thống chính trị được củng cố vững mạnh toàn diện...
Đồng chí Bùi Văn Lương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Bắc Sơn đã hoàn thành 19 tiêu chí và được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn xây dựng NTM năm 2015.
Hải Linh
(HBĐT) - Xã Đông Bắc có 7 xóm với 891 hộ, 3.920 nhân khẩu. Xã cách trung tâm huyện Kim Bôi 9 km với tổng diện tích tự nhiên 1.123 ha. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã đã tập trung chỉ đạo và vận động nhân dân khai thác tiềm năng, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH -KT vào sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Tình hình thiệt hại do mưa lũ xảy ra từ ngày 16 – 18/9 trên địa bàn tỉnh ở mức độ nghiêm trọng với 3 người chết do bị nước lũ cuốn trôi; đời sống sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân gặp khó khăn vì ngập úng, nguy cơ mất an toàn; nhiều công trình giao thông, cầu, cống, công trình điện bị hư hỏng. Sản xuất nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề. Bên cạnh việc triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả trong, sau mưa lũ còn cần có sự hỗ trợ, cứu trợ thiên tai để sản xuất sớm được khôi phục, đời sống của các hộ gặp thiên tai sớm ổn định.
(HBĐT) - Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, thạc sỹ Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh cho biết: Trong bối cảnh mới hội nhập ngày càng sâu rộng, việc thành lập Hiệp Hội doanh nghiệp (DN) tỉnh là xu thế tất yếu để triển khai những giải pháp giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức đặt ra đối với cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập và Phát triển”, xây dựng cộng đồng DN tỉnh lớn mạnh bền vững.
(HBĐT) - Có bề dày hoạt động SX-KD, chính thức đặt chân đến Hòa Bình vào năm 2005, đến nay, tròn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình (An Thịnh) đã gặt hái được những thành công đáng ghi nhận, trở thành một trong những doanh nghiệp có trách nhiệm, đóng góp thiết thực cho định hướng phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.
(HBĐT) - Gần 15 năm ghi dấu chặng đường đầy nỗ lực, vượt qua biết bao gian khó của tập thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Hoàng Sơn tiến tới mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực phát triển bền vững để hội nhập. Hoàng Sơn đang sở hữu những nền tảng vững chắc để phát triển, đó là tầm nhìn dài hơi, năng lực quản trị doanh nghiệp tiến tới chuyên nghiệp và chuyên môn cao, những giải pháp kinh doanh mang tính đột phá, thích ứng và nhanh nhạy nắm bắt cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động và khai thác tốt các nguồn lực để tạo sự phát triển bền vững trong hội nhập.
(HBĐT) - Giám đốc BIDV Hòa Bình Lương Quang Minh cho biết: Trải qua chặng đường gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV Hòa Bình đã có sự đổi mới toàn diện, không ngừng lớn mạnh, đóng góp vào thành công chung của BIDV và sự phát triển KT-XH của tỉnh . Từ 11 cán bộ ban đầu, đến nay chi nhánh đã có gần 100 cán bộ, trong đó, trên 81% trình độ đại học và trên đại học, có hiện diện mạng lưới ở hầu hết các địa bàn trọng điểm của tỉnh.