Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đẩy nhanh thi công hạ tầng KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đẩy nhanh thi công hạ tầng KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Sau khi chủ đầu tư là Công ty CP Sông Đà Thăng Long bỏ dở dự án giữa năm 2014, Công ty CP thương mại Dạ Hợp được tỉnh giao tiếp nhận, đầu tư hạ tầng KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình). Vượt qua những khó khăn, thách thức, hơn 1 năm qua, Công ty đã tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, từng bước làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư.

 

Khu công nghiệp bờ trái sông Đà có diện tích gần 77 ha nằm ngay trên địa bàn thành phố, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, vượt trội so với nhiều KCN khác trong tỉnh. Trước đây, Công ty CP Sông Đà Thăng Long - Chi nhánh Hòa Bình được giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế suy thoái cùng nguồn lực có hạn, sau một thời gian, Công ty buộc phải xin rút lui khỏi dự án.

 

Ngay sau khi tiếp nhận, mặc dù bối cảnh kinh tế thời điểm đó hết sức khó khăn nhưng với tầm nhìn dài hạn, Công ty CP Thương mại Dạ Hợp mạnh dạn xin điều chỉnh tăng thêm vốn đầu tư của dự án lên gấp hơn 2 lần tổng mức đầu tư ban đầu. Trong hơn 1 năm qua, với những nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đã chủ động tập trung toàn bộ nguồn lực, khẩn trương đầu tư hạ tầng với giá trị khối lượng thực hiện ước đạt khoảng 300 tỷ đồng.

 

Trao đổi với bà Vũ Thị Hợp, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Thương mại Dạ Hợp được biết, các hạng mục đã và đang được đơn vị triển khai như san lấp mặt bằng đạt khối lượng 90%; đường giao thông nội bộ 40%; hệ thống thoát nước mưa, nước thải kèm theo đấu nối các hạng mục khác đạt 50%. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục giải phóng mặt bằng, trồng cây xanh, hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng, xây dựng khu hành chính dịch vụ và nhà ở công nhân... Qua đó, diện mạo KCN bờ trái sông Đà hiện đã có những thay đổi đáng kể, được hình thành rõ nét từ những hạng mục hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đúng quy hoạch. Công ty đặt mục tiêu phát triển thành một KCN xanh  - sạch - đẹp. Do đó, cùng với việc đầu tư hạ tầng vấn đề môi trường cũng được đặc biệt quan tâm.

 

Qua khảo sát, đánh giá tình hình trong KCN, Công ty nhận thấy nhà máy mía đường và một vài doanh nghiệp trong quá trình hoạt động gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng xấu đến thu hút đầu tư, sức khỏe người dân cũng như gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà. Chính vì vậy, Công ty đã có những kiến nghị, đề xuất và được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương di dời nhà máy mía đường ra khỏi địa bàn. Với nguồn lực đầu tư mới, nhà máy mía đường sau khi di chuyển sẽ chủ động hơn với công tác môi trường. Không những vậy, để đảm bảo KCN sạch, thân thiện với môi trường hơn nữa, Công ty xây dựng lộ trình di dời thêm một số doanh nghiệp khác tại đây.

 

Hiện tại, KCN bờ trái sông Đà có 19 dự án, trong đó 3 dự án FDI có vốn đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Cùng với đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng môi trường, KCN bờ trái sông Đà đã nhận được sự đồng tình từ phía các nhà đầu tư đang hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bằng chứng là hầu hết các doanh nghiệp tại đây đã và đang tiếp tục nâng vốn, mở rộng hoạt động SX -KD. 

 

Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư xứng đáng, KCN bờ trái sông Đà đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía những nhà đầu tư mới. Theo bà Vũ Thị Hợp, từ đầu năm đến nay đã có một số đoàn công tác của Hàn Quốc và Nhật Bản đến khảo sát và làm việc, tìm hiểu môi trường, cơ hội đầu tư. Dự kiến cuối năm 2015 và đầu năm 2016, KCN bờ trái sông Đà sẽ tiếp nhận thêm từ 3-5 dự án mới.

 

Mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt nhưng sau hơn 1 năm tiếp nhận, triển khai dự án, Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đã làm thay đổi diện mạo KCN bờ trái sông Đà. Trong đó, khu nhà ở cao 6 tầng dành cho công nhân với mặt sàn lên đến gần 10.000 m2 như một điểm nhấn minh chứng cho sự phát triển hạ tầng trong KCN bờ trái sông Đà.

 

 

 

                                                                            Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác

Các đơn vị vận chuyển hành khách trên khu vực lòng hồ sông Đà, đảm bảo an toàn, thúc đẩy phát triển KT-XH, du lịch địa phương.
Nông dân xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chủ động che chắn lại chuồng trại để bảo vệ đàn vật nuôi trong vụ đông sắp tới.
Không có hình ảnh
Hội CCB huyện Lạc Thuỷ bàn giao bò giống cho hội viên CCB xã Lạc Long.

Lạc Sơn quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về tình hình giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) chia sẻ: Thượng Cốc có 22 thôn, bản với 1.815 hộ, 7.788 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%.

Tân Lạc đào tạo nghề gắn với tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn, những năm qua, Trung tâm xác định đào tạo nghề cho LĐNT là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ điều đó, Trung tâm đã chú trọng dạy nghề gắn với tổ chức sản xuất, việc làm cho người lao động.

Kỳ Sơn: Cấp chứng chỉ nghề chổi chít cho 60 học viên

(HBĐT) - Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Kỳ Sơn vừa bế giảng 2 lớp dạy nghề chổi chít tại xã Phúc Tiến và Phú Minh. Mỗi lớp có 30 học viên tham gia. Lớp dạy nghề thuộc đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian 1 tháng, tham gia lớp dạy nghề, các học viên được tiếp thu những kỹ năng cơ bản gắn với thực hành sản xuất chổi chít xuất khẩu. Kết thúc khóa học, các học viên được giới thiệu việc làm tại các xưởng sản xuất chổi chít trên địa bàn xã.

Bạn cần biết: Một số cách giúp người lao động tự tạo việc làm

(HBĐT) - Theo tư vấn của Phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ -TB&XH), để tạo việc làm cho mình, người lao động có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Kiểm soát chặt chất lượng, nguồn gốc hàng hóa Tết Trung thu

(HBĐT) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu, hàng hóa phục vụ đang ở thời điểm sôi động nhất với các sản phẩm đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, hàng Việt Nam chiếm ưu thế. Bánh Trung thu, đồ chơi và các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) khác như rượu, nước giải khát, bánh kẹo được quan tâm mua sắm nhiều. Cùng thời gian này, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo ATTP được tăng cường nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các vi phạm trong SX-KD, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Mai châu: triển vọng mới cho phát triển vùng tre, luồng nguyên liệu

(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, nhưng nhờ tăng cường tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác GPMB để thực hiện các dự án, nên hoạt động thu hút đầu tư của huyện Mai Châu có bước khởi sắc. Trong 7 tháng năm 2015, huyện đã thu hút được 2 dự án đầu tư. Với kết quả đó, hiện toàn huyện có 17 dự án, với tổng số vốn đầu tư 576 tỷ đồng. Trong đó, có 15 dự án đã đi vào hoạt động và 2 dự án đang triển khai đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục