Các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội và Hoà Bình trao đổi thông tin về sản xuất, kinh doanh và thị trường.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (29 – 30/9), 2 đơn vị Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội và Hoà Bình đã tổ chức chương trình làm việc xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Kể từ năm 2012 đến nay, một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đã đến với thị trường thành phố Hà Nội. Trên địa bàn bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, su su, tỏi tía tại vùng cao huyện Mai Châu, mía tím Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong, rau an toàn Yên Thuỷ, Lương Sơn và thành phố Hoà Bình, nuôi cá lồng trên hồ thuỷ điện. Ước mỗi năm sản xuất hơn 26 triệu cây mía tím, mía ép nước, hơn 1,5 vạn tấn rau, đậu các loại, 5.000 tấn cá. Tuy nhiên, tỷ lệ giao dịch mua bán qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm còn thấp, tính pháp lý không cao và dễ bị vi phạm. Tỷ lệ nông sản được chứng nhận chất lượng mới chiếm khoảng 1% diện tích sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn và VietGAP.
Tại buổi làm việc, đại diện hơn 10 doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm của thành phố Hà Nội và chủ một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh đã có cuộc trao đổi, thảo luận. Qua đó, phía doanh nghiệp bạn chia sẻ những thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số tiêu chí thiết yếu để tiến tới hợp tác đầu tư; phía chủ cơ sở trong tỉnh giới thiệu, quảng bá các thương hiệu mang đặc trưng vùng miền.
*Cũng trong khuôn khổ nội dung chương trình hợp tác về cung cấp chuỗi thực phẩm an toàn, đoàn công tác của thành phố Hà Nội đã đến thăm, gặp gỡ các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản của huyện Cao Phong. Đoàn vừa tìm hiểu thông tin và bày tỏ mong muốn xúc tiến quan hệ hợp tác tiêu thụ cam và cá lồng vùng hồ.
Bùi Minh
(HBĐT) - Nhằm tạo cho người nghèo thói quen tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có, NHCSXH huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để có thêm nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn. NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác, Ban xóa đói - giảm nghèo các xã tổ chức huy động tiết kiệm đạt được những kết quả khả quan.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, NHCSXH tỉnh phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể khảo sát, cho vay đảm bảo đúng đối tượng và định hướng giúp các đối tượng thụ hưởng sử dụng nguồn vốn ưu đãi vào mục đích phát triển SX-KD, ổn định cuộc sống. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo ra khỏi danh sách tối đa không quá 3 năm sẽ được vay vốn để SX-KD và mức vay không quá 50 triệu đồng/hộ.
(HBĐT) - Sở Nông nghiệp & PTNT vừa có văn bản số 1138/SNN – CCTY về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Theo đó, để sản xuất chăn nuôi phát triển bền vững, tạo sản phẩm đảm bảo VSATTP, bảo vệ sức khoẻ chăn nuôi, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo phòng NN & PTNT làm đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan: y tế, thú y, QLTT, tài chính, công an tổ chức các đoàn công tác thanh, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất Salbutamol, chất tạo màu đỏ cho thịt (Vat Yellow) trên địa bàn.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 566, ngày 17/4/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc mở tuyến xe buýt nội tỉnh từ TP Hoà Bình đi huyện Mai Châu, Sở GT – VT vừa có thông báo về việc khai thác tuyến vận tải buýt TP Hoà Bình đi huyện Mai Châu và ngược lại. Theo đó, điểm đầu của tuyến là KDC Thịnh Lang, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình; điểm cuối là KDC xóm Mượt, xã Cun Pheo, huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2015. Tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đao các sở, ban, ngành của tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh từng bước được quan tâm, nhất là việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã mang lại hiệu quả rõ nét, giúp người lao động có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.