HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho khoảng 30 lao động với thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm cho khoảng 30 lao động với thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh từng bước được quan tâm, nhất là việc triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) đã mang lại hiệu quả rõ nét, giúp người lao động có thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

 

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, trên địa bàn tỉnh hiện có 36 cơ sở dạy nghề, trong đó có 3 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề huyện, 22 cơ sở có chức năng dạy nghề. Hiện tại, các cơ sở dạy nghề công lập đã xây dựng các phòng học, xưởng thực hành, văn phòng và các công trình phụ đảm bảo đủ điều kiện đào tạo. Riêng các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện  có 7/10 trung tâm được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thông qua Đề án 1956. 10/10 trung tâm được đầu tư trang thiết bị cho các nghề có trình độ sơ cấp như: điện dân dụng, may công nghiệp, tin học, hàn, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp, điện công nghiệp, thợ nề, chổi chít, điện tử, cơ khí hàn, cắt, máy lạnh và điều hòa, máy nông cụ, tăm hương. Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề  công lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập (doanh nghiệp, HTX) dạy nghề hình thức chủ yếu là kèm cặp truyền nghề, dạy nghề thường xuyên từ 1 - dưới 3 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ. Giáo viên phần lớn là thợ lành nghề. Ngoài ra, giáo viên tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng được chuẩn hoá về chuyên môn đã qua bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

 

Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 17.000 lao động được đào tạo nghề, trong đó, lao động do các cơ sở dạy nghề của tỉnh đào tạo khoảng 11.000-12.000 lao động. Quá trình đào tạo, các cơ sở dạy nghề đã chú trọng lựa chọn các nghề đáp ứng yêu cầu xã hội, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Đối với đào tạo nghề theo Đề án 1956, 80% lao động sau đào tạo nghề có việc làm. Nhiều mô hình đạo tạo nghề cho lao động nông thôn mang lại hiệu quả thiết thực như đào tạo các nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ ngành công nghiệp, dịch vụ (nghề may công nghiệp, may túi sách siêu thị). Sau đào tạo, 100%  học viên được các doanh nghiệp như Công ty GGS, Công ty May Việt - Hàn, Công ty May 3 - 2, Công ty TNHH Hùng Như... tuyển dụng vào làm việc với thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/người/tháng. Nghề hàn do Trung tâm Dạy nghề và giới thiệu việc làm (Bộ CHQS tỉnh) đào tạo. Sau đào tạo học viên đã được các công ty tuyển dụng với mức lương trung bình từ 4  - 5 triệu đồng/người/tháng.

 

Đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Với phương châm đào tạo nghề sát thực tế, xác định đầu ra, đào tạo theo nhu cầu của người lao động, 100% người lao động được đào tạo nghề nông nghiệp đều có việc làm sau đào tạo, góp phần hình thành các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao như trồng mía,  bí đao, rau sạch, su su, nấm, nuôi cá lồng... ở các huyện  Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn. Đặc biệt, với nghề trồng cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh), sau khi được học nghề nâng cao kỹ thuật được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, nhiều gia đình ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong  đã đầu tư phát triển vườn cam, trồng thành công loại bưởi da xanh, bưởi đỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo và làm giàu ngay trên mảnh đất  mình làm chủ. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề phụ, nghề truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, thành lập các tổ hợp sản xuất, HTX giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn như mô hình sản xuất mây- tre- giang đan, chổi chít, khâu nón, móc vòng ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Yên Thủy, Kỳ Sơn. Tiêu biểu như mô hình nghề thêu, dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (Tân Lạc), HTX dệt thổ cẩm, dịch vụ du lịch Chiềng Châu (Mai Châu), nghề chổi chít xuất khẩu tại huyện Kỳ Sơn...

 

 

 

 

                                                                                 Hà Thu

 

 

 

Các tin khác

Nhằm đảm bảo hiệu quả thâm canh cây cam, gia đình anh Đinh Đức Lại (xóm Chẹo, xã Nam Phong, huyện Cao Phong) cẩn trọng lựa chọn cây giống chất lượng cao tại các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công ty CP Thương mại Dạ Hợp đẩy nhanh thi công hạ tầng KCN bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

9 tháng luân chuyển trên 1,83 triệu hành khách

(HBĐT) - Theo sở GT-VT, trong 9 tháng đầu năm, dịch vụ vận tải trên địa bàn phát triển ổn định, cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Triển khai công tác phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ đông xuân 2015 - 2016

(HBĐT) - Ngày 23/9, Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 1137/SNN-CCTY gửi UBND các huyện, thành phố về việc triển khai các biện pháp dự trữ thức ăn, phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ đông xuân 2015 – 2016. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành chăn nuôi nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong vụ đông xuân sắp tới, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2015.

Những quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2015

(HBĐT) - Ngày 28/8/2015, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 134/2015/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Quyết định số 11/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Cách làm thiết thực để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

(HBĐT) - Mặc dù trong điều kiện còn khó khăn, nhất là những người lính khi trở về với cuộc sống đời thường, nhiều người còn mang trong mình những thương tật do di chứng chiến trang để lại. Thế nhưng, với bản chất truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” các hội viên CCB ở huyện Lạc Thuỷ đã vượt lên tất cả bằng ý chí tự lực, tự cường thi đua trong lao động sản xuất, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lạc Sơn quan tâm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về tình hình giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) chia sẻ: Thượng Cốc có 22 thôn, bản với 1.815 hộ, 7.788 nhân khẩu. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 50%.

Tân Lạc đào tạo nghề gắn với tổ chức sản xuất

(HBĐT) - Đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn, những năm qua, Trung tâm xác định đào tạo nghề cho LĐNT là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ điều đó, Trung tâm đã chú trọng dạy nghề gắn với tổ chức sản xuất, việc làm cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục