Huyện Lương Sơn làm tốt công tác quy hoạch, hỗ trợ nhà đầu tư tìm hiểu vào địa bàn. Ảnh: P.V
(HBĐT) - Lương Sơn là địa phương có nhiều lợi thế phát triển khi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua, vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản, điều kiện tự nhiên là những cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
Từ lâu nay, Lương Sơn đã là vùng đất sôi động trong phát triển kinh tế và là mảnh đất “ngắm” của DN và nhà đầu tư. Cơ hội đan xen thách thức, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong lĩnh vực đất đai. Chúng tôi cảm nhận được sự nỗ lực của chính quyền huyện Lương Sơn và cơ quan quản lý đất đai trong thực hiện những giải pháp tăng cường công tác QLNN về đất đai, đặt mục tiêu phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển bền vững. Trong đó, cơ quan quản lý đất đai đã tham mưu cho chính quyền tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch ngành, lĩnh vực; phối hợp kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng quy định, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, từng bước đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Đặc biệt, tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác BTGPMB, hỗ trợ tái định cư, các dự án đầu tư vào địa bàn triển khai hiệu quả. Những khó khăn, vướng mắc về chính sách BTGPMB được giải quyết ổn thỏa, không để xảy ra khiếu kiện kéo dài, không có “điểm nóng” liên quan đến đất đai. Thời gian qua, tại huyện đã có nhiều dự án đưa vào hoạt động SX-KD bảo đảm tiến độ và phát huy hiệu quả đầu tư. Dự án KCN Lương Sơn đã giải quyết dứt điểm những vướng mắc về GPMB giải đoạn 1, mở rộng thêm 10 ha, đưa tổng diện tích lên 81 ha, trở thành dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng hiệu quả nhất tỉnh, KCN này đã thu hút được 26 dự án đầu tư, trong đó có 12 dự án FDI (chiếm 70,6% các dự án FDI đầu tư vào các KCN của tỉnh) với số vốn đăng ký 232,4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 2.690 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động, chủ yếu là người địa phương, góp phần tích cực vào giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh. Dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Tuấn Minh chỉ sử dụng 1,4 ha đất xóm Trường Khoang, Nhuận Trạch chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007 giải quyết việc làm hơn 70 lao động địa phương. Dự án Sân golf Phượng Hoàng ở xã Lâm Sơn sử dụng 300 ha đất, hàng năm giải quyết việc làm cho 500 lao động, riêng xã Lâm Sơn có 170 người, nộp ngân sách 30 tỷ đồng/năm. Các dự án: Xi măng Trung Sơn, Xi măng Vĩnh Sơn tại KCN nam Lương Sơn Sơn đã chính thức đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực... Hiện trên địa bàn huyện Lương Sơn có 17 DN đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 268,2 triệu USD, chiếm trên 58% dự án và vốn đầu tư đăng ký toàn tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 407 DN tư nhân hoạt động góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Đến nay, tỷ trọng cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 79,3%, nông nghiệp chiếm 20,7%. Hộ nghèo còn 4,75%. Thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/người/năm. Phó Phòng TN&MT huyện Lương Sơn Hoàng Văn Thống cho biết: Tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành và những kết quả đã đạt được, những người làm công tác quản lý đất đai huyện Lương Sơn tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền nâng cao hiệu lực QLNN về đất đai, hỗ trợ DN, nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân sử dụng đất phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, thực hiện định hướng xây dựng Lương Sơn thành vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - Năm 2003, Phòng Quản lý đất đai (Sở TN &MT) được thành lập trên cơ sở sáp nhập phòng Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phòng Đăng ký thống kê. Nhiệm vụ của phòng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên mọi lĩnh vực theo quy định của Luật Đất đai. Quá trình thực hiện, tập thể cán bộ Phòng đã nỗ lực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
(HBĐT) - Những năm qua, việc phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực. Khu vực KTTT với nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) được xác định là một thành phần quan trọng trong phát triển KT -XH.
(HBĐT)- Hiện nay, huyện Kỳ Sơn có trên 50 doanh nghiệp đang hoạt động với 1.500 lao động. Trong những năm qua, công tác ATVSLĐ - PCCN đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm chỉ đạo, góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển KT -XH.
(HBĐT) - Sáng 29/9, tại xã Bảo Hiệu, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ- TB&XH) phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy tổ chức Phiên giao dịch việc làm lưu động năm 2015.
(HBĐT) - Nhằm tạo cho người nghèo thói quen tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có, NHCSXH huy động tiền gửi tiết kiệm của người nghèo thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để có thêm nguồn vốn mở rộng cho vay trên địa bàn. NHCSXH tỉnh đã chỉ đạo các tổ chức nhận ủy thác, Ban xóa đói - giảm nghèo các xã tổ chức huy động tiết kiệm đạt được những kết quả khả quan.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo, NHCSXH tỉnh phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể khảo sát, cho vay đảm bảo đúng đối tượng và định hướng giúp các đối tượng thụ hưởng sử dụng nguồn vốn ưu đãi vào mục đích phát triển SX-KD, ổn định cuộc sống. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo ra khỏi danh sách tối đa không quá 3 năm sẽ được vay vốn để SX-KD và mức vay không quá 50 triệu đồng/hộ.