Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị.

Các đại biểu tỉnh ta tham dự hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 12/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá kết quả trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác và triển khai các giải pháp trong thời gian tới. Tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, KH&ĐT, TN&MT, Tài Chính, Công Thương và Văn phòng UBND tỉnh.

 

Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Cả nước có tổng diện tích phải trồng rừng thay thế là 67.750 ha, trong đó, các dự án chuyển sang xây dựng công trình thủy điện là 17.840 ha, các dự án chuyển sang mục đích khác (kinh doanh, xây dựng công trình công cộng…) là 49.910 ha. Đến ngày 30/9/2015, cả nước đã trồng rừng thay thế 15.959 ha, đạt 23,6%. Tổng số tiền do các chủ dự án nộp về Qũy Bảo vệ và phát triển rừng là 262.306 triệu đồng, trong đó đã giải ngân được 68.510 triệu đồng. Theo kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015, tổng diện tích trồng rừng thay thế trong năm nay sẽ là 22.300 ha. Đến ngày 30/9/2015, đã có 23/50 địa phương triển khai trồng rừng thay thế với tổng diện tích 8.089 ha, đạt 36% kế hoạch năm. Ước cả năm trồng được 8.524 ha, đạt 83% kế hoạch năm.

 

Tại tỉnh Hòa Bình, Sở NN&PTNT đã chủ động triển khai công tác rà soát diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng và trồng rừng thay thế. Kết quả, có 444,8 ha rừng của 64 dự án đầu tư được chuyển sang mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp, trong đó đã trồng rừng thay thế là 34,81 ha. Trong quý I, II năm 2016, Sở NN&PTNT sẽ tổ chức triển khai đến các chủ đầu tư yêu cầu thực hiện trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế theo đúng quy định. Dự kiến đến quý III năm 2016 sẽ trồng rừng thay thế khoảng 409,99 ha.  

 

Đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua còn hạn chế, Bộ NN&PTNT nhìn nhận một số nguyên nhân: Hầu hết các địa phương chưa chủ động bố trí vốn NSNN để thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế. Nhiều chủ dự án không chủ động trong xây dựng phương án và thực hiện nộp tiền để trồng rừng thay thế. Đặc biệt, công tác chỉ đạo triển khai trồng rừng thay thế tại nhiều tỉnh chưa quyết liệt, nhất là tại các địa phương có chỉ tiêu kế hoạch lớn như Cao Bằng, Yên Bái, Đăk Nông, Đăk Lăk, Phú Thọ, Bình Thuận, Bình Phước…

 

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ghi nhận kết quả trồng rừng thay thế trong thời gian qua cũng như nỗ lực triển khai của các địa phương. Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí đề nghị Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt Đề án trồng rừng thay thế đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra. Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư có sử dụng diện tích rừng, tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc việc trồng rừng thay thế. Cụ thể, yêu cầu các công trình thuỷ điện hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015; các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, hoàn thành trong năm 2016. Đặc biệt, cần kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế./.  

 

 

                                                                                        Thu Trang

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình đầu tư máy móc, tổ chức lại  hoạt động sản xuất, góp phần chỉnh trang đô thị thành phố Hòa Bình.
Quốc lộ 12B, đoạn đầu  thị trấn  Vụ Bản  (Lạc Sơn)  mới được nâng cấp.
Không có hình ảnh

Hiệu quả vốn ưu đãi ở xã Dân Hạ

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Dân Hạ, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ trong những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư

(HBĐT) - Theo Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư vừa được Chính phủ ban hành, công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

Lương Sơn: Trồng mới trên 700 ha rừng

(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Lương Sơn đã trồng rừng được 705 ha, đạt 108% kế hoạch, bằng 94% so với cùng kỳ, diện tích khai thác rừng trồng 345,5 ha, sản lượng gỗ khai thác khoảng 14 nghìn m3.

Dự án ADDA: Đánh giá thực hiện Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác

(HBĐT) - Chiều 9/10, trong khuôn khổ hoạt động của Dự án “Tăng cường năng lực nhóm nông dân sở thích dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình” (Dự án ADDA), Ban quản lý dự án – Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác (THT) trên địa bàn tỉnh.

Tạo tiền đề vững chắc phát triển du lịch bền vững

(HBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói - giảm nghèo, tăng nguồn thu ngân sách, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường... do đó, hoạt động du lịch của tỉnh được tăng cường đầu tư, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng.

Trung Hòa- Nan giải bài toán xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - “Trung Hòa - Tân Lạc là một xã vùng 135 vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 3.197 ha, nhưng chủ yếu là đồi núi, thiếu đất bưa bãi để sản xuất, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nguồn sống của người dân là sản xuất nông nghiệp. Đây là khó khăn lớn đặt ra công tác xây dựng nông thôn mới của xã Trung Hòa. Cái mà Trung Hòa đang có là sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân vượt khó, tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới” - đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa tâm sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục